Trường ĐH Tây Bắc và Viện Tài nguyên và Môi trường (ĐHQG Hà Nội) hợp tác toàn diện

GD&TĐ - Mới đây, tại Trường ĐH Tây Băc, Viện Tài nguyên và Môi trường - ĐHQG Hà Nội (VNU-CRES) và Trường ĐH Tây Bắc (TBU) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2019-2025.  

PGS.TS. Lưu Thế Anh, TS. Đoàn Đức Lân cùng cán bộ VNU-CRES và TBU tham dự Lễ ký kết
PGS.TS. Lưu Thế Anh, TS. Đoàn Đức Lân cùng cán bộ VNU-CRES và TBU tham dự Lễ ký kết

Dự lễ ký kết có PGS.TS. Lưu Thế Anh - Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường (ĐHQG Hà Nội); TS. Đoàn Đức Lân - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Bắc cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban chức năng, các khoa chuyên ngành và các giảng viên, nhà khoa học của hai đơn vị.

Lễ ký kết đánh dấu sự hợp tác chính thức và lâu dài giữa hai bên. Mục tiêu của Chương trình hợp tác nhằm phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ của VNU-CRES và TBU trong hoạt động nghiên cứu cơ bản; triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ; đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước, các địa phương và doanh nghiệp; cũng như tạo nguồn lực cho sự phát triển của cả hai đơn vị. 

TS Đoàn Đức Lân phát biểu tại lễ ký kết
 TS Đoàn Đức Lân phát biểu tại lễ ký kết

Tại buổi ký kết, Hai bên đã thống nhất mở Văn phòng chung tại Trường ĐH Tây Bắc trong thời gian sớm nhất và xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung đã ký kết.

Được biết, trước đây, các nhà khoa học của VNU-CRES và TBU đã có những hợp tác trong các đề tài KH&CN các cấp do VNU-CRES chủ trì, đồng thời hàng năm đã cùng công bố nhiều công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus.

8 NỘI DUNG HỢP TÁC GIỮA VNU - CRES VÀ TBU:

1. Hợp tác đề xuất và triển khai các đề tài, dự án và dịch vụ khoa học và công nghệ; các dự án phát triển các sản phẩm mang hàm lượng khoa học và công nghệ cao;

2. Hợp tác nghiên cứu, phát triển thử nghiệm, sản xuất và triển khai ứng dụng trong các sản phẩm khoa học công nghệ;

3. Hợp tác trong các hoạt động ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu, phát triển thị trường các sản phẩm khoa học và công nghệ;

4. Hợp tác khai thác hiệu quả hệ thống trang thiết bị khoa học, phòng thí nghiệm liên ngành, cơ sở vật chất mà hai đơn vị được đầu tư;

5. Hợp tác tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; tìm kiếm và thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trên cơ sở thế mạnh của mỗi đơn vị;

6. Hợp tác đào tạo đại học và sau đại học; tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện và đào tạo ngắn hạn theo các chuyên ngành và nhu cầu của xã hội;

7. Hợp tác trong hoạt động công bố, xuất bản trong nước và quốc tế;

8. Hợp tác triển khai các hoạt động khác mà hai đơn vị cùng quan tâm thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, năng lực và thế mạnh của hai đơn vị.

Theo Trường ĐH Tây Bắc

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ