Hiệu trưởng trường sư phạm truyền cảm hứng về phẩm chất người làm nghề giáo

GD&TĐ - Trong lễ khai giảng năm học mới 2020-2021, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội mong sinh viên trở thành người có chuyên môn vững vàng, tư duy độc lập, có cốt cách văn hóa, phong cách mô phạm để sáng tạo, cống hiến.

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội phát biểu trong lễ khai giảng năm học 2020-2021.
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội phát biểu trong lễ khai giảng năm học 2020-2021.

Cảm ơn các sinh viên đã chọn Trường ĐHSP Hà Nội, GS.HIệu trưởng Nguyễn Văn Minh cam kết, trong môi trường này, sinh viên sẽ đươc tôn trọng, được hướng dẫn, được tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng của nhà trường để có môi trường học, tập, nghiên cứu, rèn luyện để trưởng thành; sẽ tạo ra sự bình đẳng, tạo ra không gian thoáng đãng, không gian sáng tạo và phục vụ sinh viên tốt nhất.

“Nơi đây không có chỗ cho sự sợ hãi, chỉ có yêu thương và trách nhiệm, chỉ có lòng tin và giá trị - các em là chủ nhân của mái trường này”. GS, Hiệu trưởng khẳng định và mong mỏi các sinh viên của mình hãy bắt đầu từ tình yêu thương và lan tỏa yêu thương, trước khi làm những điều hơn thế.

“18 tuổi, sức dài vai rộng, hãy bắt đầu nghĩ đến những việc lớn cho đời, hãy nghĩ những điều tươi mới, những điều ta chưa nghĩ đến bao giờ và cả những điều ta trăn trở bấy lâu mà cuộc đời mong đợi.

Hãy một lần đến với biển để ngắm bình minh, để thấy rằng đất nước này hướng về phía mặt trời; hãy một lần lên với núi, để thấy đất nước này tựa vào núi muôn đời, và những dòng sông qua những cánh đồng, tươi đẹp lắm như trong lời ru của mẹ.

Đi để biết, để thấy bà con mình còn nhọc nhằn, gian khó; vẫn còn nghèo và thiếu thốn trăm bề. Đi để nuôi khát vọng đổi đời cho những người mà mình yêu quý.

Đừng bắt đầu đi từ ảo vọng, muốn đi cần có hành trang: đó là tình yêu thương, đó là tri thức và lan tỏa chúng cho đời” - GS Nguyễn Văn Minh nhắn nhủ.

Hiệu trưởng trao đổi: Trong thời đại ngày nay, thiếu đi học vấn, thiếu đi tri thức và thiếu đi khả năng làm việc sáng tạo thì khó có thể vươn lên. Giáo dục là cách thức duy nhất để đem lại bình đẳng cho mọi người, để họ được thụ hưởng những tiến bộ xã hội và có khả năng đóng góp phát triển đất nước.

Chúng ta không thể bằng lòng trước những gì đang có, muốn thay đổi và phát triển bền vững phải bắt đầu từ giáo dục và phải bằng giáo dục. Giáo dục đất nước đang đổi mới, đừng đứng nhìn, hãy vào cuộc từ bây giờ, hãy đi vào tâm bão.

“Các em cần nhớ rằng, giáo dục có quán tính không nhỏ, muốn thay đổi không hề dễ dàng. Dẫu biết rằng, trong sâu thẳm của mỗi thầy cô, phụ huynh đều mong muốn học sinh, con em mình tiến bộ. Nhưng vận hành để thay đổi từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình rất đỗi gian nan.

Vì vậy, phải nhận thức từ bây giờ, tích lũy từ bây giờ, để đủ thông minh, đủ bản lĩnh để sớm hòa vào dòng chảy thời đại, để làm cho giáo dục tiến bộ” – GS, Hiệu trưởng chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), là căn cứ hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Quán biệt động trong lòng Thảo Cầm Viên

GD&TĐ - Ẩn mình giữa những tán cây rậm rạp của Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), quán Nhan Hương đã hoạt động bí mật sát cạnh nhiều cơ quan đầu não của Mỹ trong hơn một thập kỷ và đóng góp vào nhiều chiến thắng quan trọng của Biệt động Sài Gòn.

Đại học Đà Nẵng cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu để thu hút và giữ chân giảng viên. Ảnh: NTCC

Trải 'thảm đỏ' thu hút giảng viên

GD&TĐ - Nhiều địa phương hậu thuẫn trường đại học tuyển dụng giảng viên có trình độ cao bằng những chính sách thu hút đặc biệt...

Noor bắt đầu làm việc trong lĩnh vực làm đẹp cách đây 4 năm, khi đang theo học tại một trường dạy nghề ở Thành phố Gaza. Ảnh: Abdelhakim Abu Riash/Al Jazeera.

Làm đẹp giữa đống đổ nát ở Gaza

GD&TĐ - Giữa bom đạn và những đống đổ nát do chiến tranh, một số phụ nữ ở Dải Gaza vẫn làm đẹp như một cách để xoa dịu sự tàn khốc của xung đột.