Hai trường ĐH ký kết thỏa thuận đào tạo đại học sẻ chia

Ngày 13/8, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE)và Trường ĐH Kiên Giang (KGU) đã ký kết biên bản hợp tác về công tác phối hợp tuyển sinh, đào tạo trình độ Đại học chính quy chương trình chuyển tiếp 2 giai đoạn (gọi tắt là chương trình 2+2)  tại HCMUTE.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và Trường ĐH Kiên Giang ký kết biên bản hợp tác.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và Trường ĐH Kiên Giang ký kết biên bản hợp tác.

Theo đó, thỏa thuận hợp tác được áp dụng ngay từ kỳ tuyển sinh 2020. Chương trình phối hợp tuyển sinh, đào tạo chương trình 2+2. Cụ thể, SV học 2 năm học tại KGU và 2 năm tại HCMUTE theo đúng tiến độ. Mục tiêu tuyển 200 chỉ tiêu mỗi năm, áp dụng cho trình độ đại học chính quy các ngành của HCMUTE (đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép) bao gồm: Quản lý công nghiệp - mã ngành: 7510601D; Kỹ thuật y sinh (Điện tử y sinh); Năng lượng tái tạo; Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.

Người học đăng ký xét tuyển theo 2 phương thức: Xét tuyển bằng điểm học bạ (theo Đề án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2020 của KGU) hoặc xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT. Phương thức tổ chức đào tạo: 50% khối lượng chương trình đào tạo sẽ tổ chức học tại KGU (giai đoạn 1), 50% khối lượng chương trình đào tạo còn lại sẽ tổ chức học tại HCMUTE (giai đoạn 2). Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy: bao gồm giảng viên của KGU và HCMUTE. Về học phí: Giai đoạn 1, KGU thu học phí theo quy định của KGU và sử dụng toàn bộ cho hoạt động tổ chức đào tạo. Giai đoạn 2, HCMUTE thu học phí theo quy định của HCMUTE và sử dụng toàn bộ cho hoạt động tổ chức đào tạo.

Hai trường phối hợp tổ chức Lễ khai giảng các lớp học tại KGU, Lễ phát bằng tốt nghiệp tại HCMUTE. Khi tốt nghiệp, người học sẽ được nhận bằng do HCMUTE cấp. Người học được tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang học theo các chương trình đào tạo của KGU nếu có nguyện vọng.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng HCMUTE, trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay, các trường ĐH đều phải tăng học phí làm cuộc sống của đa số SV rất khó khăn. Đồng thời, xuất phát từ xu thế sẻ chia của nền kinh tế thế giới, sự ra đời của giáo dục ĐH sẻ chia sẽ là một vấn đề tất yếu.

“Giáo dục ĐH sẻ chia sẽ giúp giảm chi phí đào tạo, tiến tới giảm học phí, giúp các em sinh viên tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian đi lại, dành thời gian trải nghiệm thực tế, đi làm thêm trang trải cuộc sống,… giảm gánh nặng cuộc sống của các em SV và gia đình. Hơn nữa, việc “sẻ chia” các nguồn lực trong giáo dục giúp các trường tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh tự chủ theo luật GD ĐH mới sửa đổi, công nghệ thông tin tiên tiến cũng cho phép các trường chuyển đổi và công nhận tín chỉ mà sinh viên tích lũy một cách dễ dàng” - PGS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Tạ Ngọc Đôn - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ GD&ĐT) đánh giá cao sự kiện hợp tác của hai đơn vị. Đồng thời cho rằng đây là hướng đi tất yêu của các ĐH trong thời gian sắp tới. “Đây là một ý tưởng hay và thiết thực, sắp tới chúng tôi sẽ có những kiến nghị, đề xuất triển khai trong hệ thống các trường ĐH…” - GS.TS Tạ Ngọc Đôn chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ