GS Hoa Kỳ chia sẻ về gốc rễ của giá trị giáo dục

Người thầy giỏi và trò giỏi được đánh giá là gốc rễ của giá trị giáo dục. Sự tương tác của hai chủ thể này được duy trì và phát triển theo hướng tích cực sẽ mang đến tác động thúc đẩy phát triển chất lượng giáo dục một cách tự nhiên.

GS Hoa Kỳ chia sẻ về gốc rễ của giá trị giáo dục

Từ ngày 7-11/10, GS.TS James Riedel, Cố vấn cao cấp chương trình Star của Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) và Trường Đại học Hoa Sen (HSU) nhằm nâng cao chất lượng học thuật trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

GS. James Riedel là chuyên gia kinh tế hàng đầu về châu Á trong hơn 40 năm qua, từng tìm hiểu, nghiên cứu và tư vấn cho Chính phủ cùng doanh nghiệp ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines hay những nền kinh tế đã phát triển như Hongkong, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc…

Trong chương trình làm việc, GS.TS James Riedel đã thuyết giảng về chủ đề “What’s behind US and Global trade imbalances” (Điều gì phía sau Mỹ và sự mất cân bằng thương mại toàn cầu) cho sinh viên, học viên MBA và giảng viên HSU.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, GS. James bày tỏ sự ấn tượng trước tâm huyết đầu tư vào lĩnh vực giáo dục của tập đoàn. Hai bên đã trao đổi các nội dung mang tính cốt lõi về vai trò của giáo dục trong sự tiến hóa của xã hội, tương lai của giáo dục đại học Việt Nam và chìa khóa phát triển giáo dục tư thục dưới góc nhìn kinh tế - xã hội.

Theo GS. James, người thầy giỏi và trò giỏi được đánh giá là gốc rễ của giá trị giáo dục. “Sự tương tác của hai chủ thể này được duy trì và phát triển theo hướng tích cực sẽ mang đến tác động thúc đẩy phát triển chất lượng giáo dục một cách tự nhiên”, GS. James nhấn mạnh.

Tham gia các hoạt động tại HSU, GS. James đã trao đổi, chia sẻ với đội ngũ giảng viên, sinh viên những nội dung chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, bao gồm: Thảo luận bàn tròn "Các ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và đa ngành"; tư vấn "Làm thế nào để xây dựng văn hóa nghiên cứu?"; đánh giá chương trình đào tạo của khoa Kinh tế quản trị; tư vấn nghiên cứu đánh giá năng lực học thuật tại HSU. Từ đó, GS. James đưa ra một số định hướng phát triển nhằm nâng cao chất lượng học thuật cho khoa Kinh tế quản trị. Đồng thời, ông cũng hỗ trợ HSU thành lập Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển bằng việc giới thiệu những giáo sư đầu ngành của Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) bảo trợ học thuật cho các hoạt động và đề tài nghiên cứu của Viện trong tương lai.

GS. James cho rằng, các chính sách thưởng cho nghiên cứu khoa học sẽ không thực sự động viên nhà nghiên cứu được lâu dài. Thay vào đó, một trong những điều cần thực hiện để phát triển văn hóa nghiên cứu là chính sách lương phù hợp…

Theo Chinhphu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ