Dự thảo quy định công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở GD nước ngoài cấp

Dự thảo quy định công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở GD nước ngoài cấp

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp; không áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, các loại văn bằng nằm ngoài hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.

Theo dự thảo, văn bằng được công nhận trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận. Chương trình giáo dục đó phải được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước mà cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng;

Thứ 2: Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;

Thứ 3: Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này.

Thứ 4: Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa (bao gồm cả chương trình đào tạo trực tuyến và chương trình đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến) chỉ được công nhận khi chương trình giáo dục từ xa đó được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước mà cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.

Dự thảo cũng quy định các trường hợp không phải làm thủ tục công nhận văn bằng, cụ thể như sau:

Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết;

Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ GD&ĐT cử đi học bằng ngân sách nhà nước.

Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Về thẩm quyền công nhận văn bằng: Giám đốc sở GD&ĐT công nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục các cấp học phổ thông.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GD&ĐT công nhận bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; bằng cử nhân; bằng thạc sĩ; bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Các cơ sở giáo dục đại học tự đánh giá và công nhận văn bằng theo các điều kiện quy định để sử dụng trong hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.