Kết nối tài năng trẻ trong cách mạng công nghiệp 4.0

GD&TĐ - Cần tranh thủ tối đa nắm bắt cơ hội và vượt khó vươn lên từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thu hút sự quan tâm của giới tri thức người Việt ở nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN), tạo dựng mạng lưới và hệ sinh thái kết nối các giá trị tri thức nhân loại, phát huy tối đa sáng tạo cá nhân trong phát triển bền vững đất nước…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại buổi họp báo. Ảnh:VGP
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại buổi họp báo. Ảnh:VGP

Đó là một trong những mục tiêu mà Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 hướng tới và được thông tin tại cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) ngày 10/8.

Đây cũng là sáng kiến của Bộ KH&ĐT nhằm quy tụ và huy động tối đa nguồn lực chất xám trong và ngoài nước nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam coi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cốt lõi là trí tuệ nhân tạo là cơ hội lớn, nếu không nắm bắt được sẽ tiếp tục bị tụt hậu.

Đây là con đường ngắn nhất đưa đất nước đi lên hiện đại và thịnh vượng. Đồng thời, là cơ hội để Việt Nam vươn lên trở thành nước công nghiệp hiện đại hóa trong thời gian sớm nhất và Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thành công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mạnh mẽ thế giới ngày nay từ phương thức sản xuất, cung ứng dịch vụ, sản xuất kinh doanh đến cách thức tiêu dùng, cách thức giao tiếp và thậm chí thay đổi con người chúng ta. Đây là động lực mới cho cải cách phát triển, mang tính đột phá, là cơ hội vàng để Việt Nam có thể bắt kịp, đi cùng và vượt lên về phát triển công nghệ và kinh tế.

Thực tế, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ thế giới, việc tiếp cận và tận dụng những thành quả khoa học công nghệ là yêu cầu thiết yếu của mỗi nền kinh tế để không bị bỏ lại phía sau.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc tập hợp, quy tụ người Việt tài năng trong các lĩnh vực khoa học công nghệ để phục vụ, đóng góp cho đất nước luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng. Điều này nhằm thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai trong điều kiện và khả năng thích ứng công nghệ của Việt Nam còn hạn chế.

Ông Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ KH&ĐT đang xây dựng Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 và dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2018; xây dựng Đề án thành lập “Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia” và xây dựng mạng lưới nhân lực thực hiện Chiến lược quốc gia về 4.0.

Trong khuôn khổ đó, Bộ KH&ĐT khởi xướng và chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều cơ quan, đơn vị khác và một số địa phương, tổ chức “Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam”.

Chương trình sẽ khơi nguồn cảm hứng, tạo sự liên kết mới từ những tinh hoa khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Từ đó, lan tỏa thành những động lực đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, tạo ra sự đổi thay về diện mạo và trình độ phát triển công nghệ của Việt Nam, để cùng đồng hành và tiến xa trong một kỷ nguyên kỹ thuật số đầy mới mẻ và hứa hẹn.

Phân tích thêm về chương trình, ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ KH&ĐT cho biết, mục tiêu của chương trình này là chia sẻ tầm nhìn, quan điểm chiến lược của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ về cơ hội tiếp cận và tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện nay vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Cùng đó, thu hút sự quan tâm, đóng góp của giới trí thức người Việt ở nước ngoài đang nghiên cứu, công tác trong những ngành, lĩnh vực khoa học công nghệ hàng đầu để tham gia trực tiếp, ngay từ đầu vào việc triển khai các chiến lược phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam thời gian tới.

Đồng thời, tạo dựng mạng lưới và hệ sinh thái kết nối các giá trị tri thức nhân loại; tạo cơ chế cộng tác, làm việc linh hoạt cho các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo theo khả năng cam kết của mỗi cá nhân để phát triển khoa học, công nghệ tại Việt Nam.

Chương trình năm nay sẽ diễn ra trong vòng 7 ngày, từ ngày 18-24/8, với chủ đề “Sức mạnh Thăng Long - Trí tuệ Việt Nam”, bao gồm một chuỗi các hoạt động tại các địa phương là Hà Nội, TPHCM và Quảng Ninh, tập trung vào nhiều hoạt động rất ý nghĩa và thiết thực như: gặp gỡ các Lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và Chính phủ; gặp gỡ các bộ, ngành, địa phương; gặp gỡ cộng đồng khởi nghiệp, trí thức làm khoa học công nghệ tại Việt Nam; trao đổi và làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, tiên phong trong phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; làm việc tại các khu công nghệ cao tại Hà Nội, TPHCM...

Đáng chú ý là 100 người Việt trẻ tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở nước ngoài được mời tham dự chương trình. Đây là những người được đào tạo bài bản tại các trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới và công tác trong các ngành: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nền tảng, các ngành công nghiệp chế tạo ứng dụng tự động hóa, robotics... Họ có quá trình làm việc chuyên sâu trong các ngành, lĩnh vực công nghệ, đặc biệt trong việc phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại mang tính nền tảng (trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn, an ninh mạng, IoT…). Đây là những cá nhân có những thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu và lao động; được trực tiếp ghi nhận bởi cơ sở đào tạo, các tổ chức quốc tế có uy tín, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước.

Cũng theo ông Phương, đây sẽ là hoạt động khởi đầu và dự kiến sẽ được duy trì thường xuyên (có thể thường niên) với mong muốn tạo lập, mở rộng mạng lưới, kết nối với tri thức đỉnh cao toàn cầu và các trí thức Việt.

“Cần tận dụng mọi cơ hội khuyến khích về nước mỗi cá nhân có nguyện vọng riêng không thể có chính sách chung để giải quyết, nên cần tìm hiểu tiếp cận ở từng cái riêng đó nhằm thu hút hiệu  quả. Hoạt động trong chương trình là một loạt hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin cơ hội để triển khai tiếp theo tới đây”, ông Phương chia sẻ. 

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.