Kết luận của Bộ Chính trị về doanh nghiệp nhà nước

Kết luận của Bộ Chính trị về doanh nghiệp nhà nước
Kết luận của Bộ Chính trị về doanh nghiệp nhà nước ảnh 1
Vietnam Airlines là mộtt trong những Tổng công ty nhà nước làm ăn có lãi.

Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, những năm qua, các cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương đã nghiêm túc tổ chức quán triệt sâu rộng và có chương trình cụ thể triển khai các Nghị quyết Trung ương và Nghị quyết đại hội X của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ, chỉ đạo, kiên quyết, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền về vị trí, vai trò và sự cần thiết sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới đã nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, người lao động trong doanh nghiệp và toàn xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước giảm về số lượng, nhưng nhiều doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực quan trọng đã phát triển mạnh, quy mô vốn tăng, cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt, có vị trí then chốt, là công cụ vật chất để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảo  đảm an ninh xã hội, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, một số nơi nhận thức chưa thật đầy đủ về yêu cầu khách quan cần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; một số cơ chế, chính sách chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với điều kiện mới; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp; có doanh nghiệp tỷ lệ nợ trên vốn rất cao, không an toàn; đầu tư còn dàn trải, việc phát triển một số ngành nghề mới không liên quan đến ngành nghề chính của doanh nghiệp, dẫn đến phân tán nguồn vốn vốn đã ít và chứa đựng thêm nhiều rủi ro trong kinh doanh; trình độ công nghệ, năng suất lao động của khá nhiều doanh nghiệp còn thấp; việc đổi mới tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước còn chậm; sức cạnh tranh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước.

Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn nhiều tồn tại, phân tán, tình trạng có quá nhiều chủ sở hữu trong một tập đoàn đã dẫn đến tình trạng không rõ ràng về trách nhiệm. Việc thực hiện chức năng quản lý và giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp có nơi, có lúc bị buông lỏng, vi phạm nghiêm trọng các quy định nhà nước về quản lý vốn đầu tư, làm thất thoát tài sản nhà nước nhưng chậm được phát hiện, xử lý, ngăn chặn, đặc biệt trong quản lý và giám sát việc mởã rộng ngành nghề kinh doanh và việc sử dụng vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư. Công tác cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, luân chuyển chưa đảm bảo đầy đủ quy trình thủ tục.

Kết luận của Bộ Chính trị yêu cầu, trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các nội dung của Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX), Nghị quyết Đại hội X của Đảng và các kết luận của Bộ Chính trị, tạo sự nhất trí cao trong toàn hệ thống chính trị và trong xã hội về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển và các giải pháp nhằm đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và vị trí của doanh nghiệp nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách đầy đủ và đồng bộ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động, đồng thời tạo sự cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; sớm hoàn thành việc đánh giá lại giá trị vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và việc xử lý nợ trong khu vực doanh nghiệp nhà nước để có biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp.

Đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo hướng doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ, chi phối. Kiên quyết sắp xếp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động không hiệu quả, làm ăn thua lỗ kéo dài, không có khả năng khôi phục; chấn chỉnh tình trạng tập đoàn, tổng công ty mở quá rộng ngành nghề mới không liên quan đến ngành nghề chính, làm cho nguồn lực tập đoàn, tổng công ty bị phân tán.

Tổ chức, sắp xếp các tổng công ty nhà nước theo ngành, lĩnh vực trọng yếu để thành lập các tổng công ty nhà nước đủ mạnh và tiếp tục thí điểm các tập đoàn đang có để các đơn vị này thực sự là công cụ của Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp trong khu vực và thế giới. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo quản lý, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước, kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh để xử lý có hiệu quả.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.