Kẻ trộm huyền thoại phố Wall

GD&TĐ - Năm 1970, một nhân viên bán hàng rất bình thường tên là Robert Vesco đã nổi danh bởi những điều chưa ai có thể làm được. 

Kẻ trộm huyền thoại phố Wall

Thực tế, Vesco đã trộm được số tiền lớn đến mức trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới. Ông ta cũng là người đã chi tiền cho vụ scandal Watergate, không chỉ thế còn mong muốn xây dựng một đất nước của riêng mình, đồng thời kết hợp với người cháu họ của Fidel Castro trong việc tìm phương pháp chữa trị AIDS.

Chủ tịch tập đoàn tuổi đôi mươi và những mánh lừa siêu việt

Robert Vesco lớn lên ở Detroit, nơi người cha làm việc trong dây chuyền lắp ráp của hãng ô tô Chrysler. Bản thân Vesco cũng có thể kiếm được một chỗ làm ngon lành trong ngành công nghiệp xe hơi, nhưng ngay từ khi còn là một cậu bé tuổi teen, Vesco đã đặt ra 3 mục tiêu của cuộc đời: “Đi khỏi Detroit, trở thành chủ tịch một tập đoàn và trở thành một triệu phú”.

Lớn lên, Vesco làm nghề bán hàng lưu động, xoay xở kiếm tiền bằng đủ cách, từ buôn bán nhôm tới vải bạt. Một thời gian, Vesco có mối quen biết với một công ty nhỏ chuyên sản xuất các loại van đang cần gấp 125.000 USD để khỏi bị phá sản. Để chiếm quyền kiểm soát công ty, Vesco hứa hẹn sẽ tìm cách mang được khoản tiền này về.

Vesco tới New York và bắt đầu tiếp cận các nhà đầu tư tiềm tàng. Mặc dù không xu dính túi, nhưng Vesco luôn chứng tỏ mình là một nhà tư vấn thành công có đẳng cấp, luôn mặc bộ âu phục chỉnh tề, lái chiếc xe đi thuê sang trọng. Bằng cách này, anh đã chiếm được sự tin tưởng của nhiều người và gọi được đầu tư. Vẫn trong tuổi 20, Vesco đã rời khỏi Detroit và trở thành chủ tịch một tập đoàn. Vài năm sau, Forbes đã ghi danh Vesco như một trong những người giàu nhất nước Mỹ. Mặc dù vậy, trong phần miêu tả nghề nghiệp của Vesco, tờ tạp chí này chỉ sử dụng hai từ đơn giản nhất: “Kẻ trộm”.

Khi đã trở thành người điều hành công ty sản xuất van, Vesco bắt đầu những chiêu gian lận hoàn hảo. Bằng cách khai khống tài sản, Vesco đã vay được những khoản vay lớn để mua các công ty lớn hơn. Sau đó, anh ta lại bán hoặc ăn cắp tài sản của các công ty này để trả nợ. Nói cách khác, Vesco đã mua các công ty bằng chính tiền của họ.

Vesco đã triển khai và điều khiển kế hoạch “siêu gian lận” của mình như thế nào? Ông ta mang máy móc của công ty đi thẩm định, lấy kết quả thẩm định để đi vay tiền từ các công ty cho vay. Số tiền này để trả các món nợ của công ty. Thanh toán xong nợ nần, Vesco ban hành cổ phiếu ưu đãi trong chính công ty đó và đưa cho những người chủ như tiền thanh toán. Những điều mà Vesco làm thì thực ra chính người chủ công ty hoàn toàn có thể làm được.

Tất cả chỉ là một trò chơi cổ phần lắt léo và chỉ có một người chơi tài năng và đầy tự tin như Vesco mới có thể lèo lái dẫn dắt được. Quả thật, Vesco là một người bán hàng tài năng và một nhà đầu tư vô cùng khôn khéo. Thậm chí còn có những lời đồn rằng Vesco sử dụng tiền của mafia để đầu tư. Các thương vụ sáp nhập vẫn kéo tới ùn ùn và tham vọng của Vesco ngày càng lớn.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ