Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng lạm phát tại quốc gia này đã trở thành một chủ đề đáng lo ngại.
Theo một báo cáo do Prudential và Milieu Insight thực hiện vào tháng 6, cứ 5 cư dân Singapore thì có 1 người dự kiến hoãn nghỉ hưu 6 năm. Lý do là mối lo ngại về chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Trong bối cảnh dân số đang già đi ở Singapore, làm thế nào các cá nhân có thể đảm bảo rằng, họ không tiêu hết khoản tiết kiệm của mình? Trong số các danh mục, giáo dục, giao thông, chăm sóc sức khỏe và thực phẩm là những ngành có mức tăng giá cao nhất trong những năm qua.
Ngay cả khi các ngân hàng đưa ra mức lãi suất cao hơn trong “cuộc chiến” giành tiền gửi, điều đó cũng không thể đánh bại lạm phát. Các chuyên gia cho rằng, những người về hưu dường như không bận tâm đến chi phí giáo dục ngày càng tăng.
Vì vậy, những người về hưu chi tiêu vào việc gì và ngân sách điển hình của họ như thế nào? Điều này sẽ phụ thuộc vào cách xác định các nhu yếu phẩm cơ bản và kiểu lối sống mà họ mong muốn.
Một nghiên cứu do Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thực hiện đã làm sáng tỏ chủ đề này. Họ xác định mức thu nhập và danh sách những thứ cần thiết cho mức sống tối thiểu (theo tiêu chuẩn của xã hội). Từ đó, người dân có thể đưa ra thu nhập cơ bản cần thiết để đạt được chất lượng cuộc sống đó.
Nghiên cứu năm 2021 cho thấy, đối với những người từ 65 tuổi trở lên, một cặp vợ chồng sẽ cần 2.419 đô la Singapore một tháng. Trong khi đó, một người độc thân sẽ cần ít nhất 1.421 đô la Singapore. Ba chi phí hàng đầu sẽ bao gồm thực phẩm (29,2%), giải trí và văn hóa (19,7%), nhà ở và tiện ích (18,4%).
Tỷ lệ lạm phát dài hạn của các loại này lần lượt là 2,6%; 1,2% và 2,2% mỗi năm. Vì vậy, cần tính đến những lần tăng giá này khi lập kế hoạch ngân sách trong tương lai.
Theo các chuyên gia, mối liên hệ giữa lạm phát và những thay đổi về giá bất động sản mặc dù mang tính tích cực, nhưng lại khá yếu. Ví dụ, vào năm 1980, giá bất động sản ở Singapore tăng trung bình 18,3% trong sáu quý. Trong khi đó, lạm phát vẫn ở mức vừa phải 1,6%.
Lạm phát sẽ tiếp tục là kẻ giết người thầm lặng đối với sức mua của chúng ta theo thời gian. Thật không may, hầu hết chúng ta có xu hướng gặp khó khăn trong việc hình dung tác động của nó, ngoại trừ trong thời kỳ lạm phát tăng vọt khi nó ảnh hưởng đến túi tiền của người dân.
Với tuổi thọ ngày càng tăng, thời gian nghỉ hưu có thể kéo dài từ 20 năm đến hơn 35 năm khi ngày càng có nhiều người Singapore vượt qua mốc trăm tuổi.
Việc không tính đến lạm phát trong kế hoạch nghỉ hưu của một người có thể dẫn đến một tình huống đáng tiếc. Đó là sau khi nghỉ hưu một thập kỷ hoặc lâu hơn, một ngày nào đó, người dân có thể thấy mình vẫn còn sống, nhưng quỹ hưu trí lại trống rỗng.
Do đó, các chuyên gia cho rằng, người dân Singapore cần hành động để bảo đảm rằng, nguồn tài nguyên hạn chế của họ sẽ tồn tại, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay.