Italy vượt mốc đau thương vì nCov, Campuchia biến khách sạn thành bệnh viện

GD&TĐ - Ngày 8/3, trang Worldometer cho biết thế giới có thêm 283.453 ca mắc Covid-19 mới, đưa tổng số ca mắc lên 117.735.410 ca. Số ca tử vong toàn cầu vì đại dịch là 2.611.510 ca, gồm 6.218 ca mới.

Người dân Campuchia đeo khẩu trang phòng Covid-19.
Người dân Campuchia đeo khẩu trang phòng Covid-19.

Gần một năm sau khi Covid-19 được coi là đại dịch, hôm qua, WHO cho rằng một số nước đã không lắng nghe những cảnh báo khẩn cấp trước đó của tổ chức này.

WHO đưa ra mức báo động cao nhất hiện có vào ngày 30/1/2020 bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm (PHEIC). Nhưng phải đến 11/3/2020, khi tổ chức này dùng từ “đại dịch” vốn không có trong hệ thống cảnh báo y tế chính thức, nhiều quốc gia mới bắt tay hành động.

Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, một số quốc gia đã chậm cảnh giác với nguy cơ của virus corona sau tuyên bố PHEIC khi ngoài Trung Quốc có gần 100 ca mắc Covid-19 và không có trường hợp tử vong nào.

Tại Italy, số ca tử vong liên quan đến Covid-19 đã vượt mốc 100.000 vào hôm qua và Thủ tướng Mario Draghi cảnh báo rằng, tình hình lại đang tồi tệ hơn khi số ca nhập viện tăng vọt.

Italy là quốc gia thứ 7 trên thế giới vượt qua ngưỡng đau thương trên sau Mỹ, Brazil, Mexico, Ấn Độ, Nga và Anh. Bộ Y tế nước này cho biết số ca tử vong 318 liên quan đến Covid-19, đưa tổng số ca tử vong lên 100.103 ca. Italy có 50.000 ca tử vong đầu tiên sau 9 tháng và chỉ 3,5 tháng sau đó, con số này đã tăng gấp 2. Tính đến sáng qua, Italy đã tiêm vaccine cho cho 5,42 triệu người.

Tại Pháp, số người được điều trị tích cực vì Covid-19 đã ở mức cao nhất trong hơn 14 tuần với số lượng 3.849 người, trong khi số người nhập viện vì dịch bệnh này tăng trong ngày thứ 2 liên tiếp, lên tới con số 25.195.

Số người phải điều trị tích cực gần như thấp hơn 2 lần so với đỉnh dịch được ghi nhận vào tháng 4/2020, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ là 2.500 tới 3.000 để nới lỏng các giới hạn chống dịch. Nhà chức trách y tế ở khu vực thủ đô Paris – nơi chiếm 1/6 dân số - đã ra lệnh cho các bệnh viện hủy 40% hoạt động bình thường có kế hoạch để ưu tiên điều trị bệnh nhân nặng mắc Covid-19. Hôm qua Pháp cũng báo cáo có 5.327 ca mắc mới trong 24 giờ.

Tại Campuchia, một khách sạn cao cấp ở thủ đô có tên Great Duke Phnom Penh đã phải biến thành một bệnh viện 500 phòng khi số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng lên tại quốc gia Đông Nam Á này.

Cuối tuần trước, Campuchia cũng thông qua luật cho phép trừng phạt hình sự, bao gồm cả tiền phạt và án tù đối với người vi phạm các biện pháp y tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Chính phủ đã cho đóng cửa trường học, rạp chiếu phim, quán bar và khu vực giải trí ở thủ đô trong 2 tuần. Campuchia có tổng số 1.011 ca mắc Covid-19 nhưng không có ca tử vong nào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.