Istanbul, thành phố lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ thường được cho là thuộc châu Âu, mặc dù nó nằm trên hai lục địa khác nhau. Một phần của thành phố ở châu Âu, phần khác ở châu Á. Phần châu Âu của Istanbul tách với phần châu Á bởi eo biển Bosphorus, đường giao thông thủy dài 31km, nối Biển Đen với Biển Marmara, hình thành một đường biên giới tự nhiên giữa hai lục địa.
Hai cây cầu treo bắc qua eo Bosphorus- cầu Bosphorus và cầu Fatih Sultan Mehmet, còn được gọi là cầu Bosphorus II, nối hai phần thành phố với nhau. Thế nhưng nhiều du khách thích đi thăm phần châu Âu của Istanbul hơn do sự nổi bật về mặt lịch sử của nó. Nơi đây cũng là trung tâm thương mại của thành phố với các ngân hàng, cửa hàng và doanh nghiệp, chiếm 2/3 dân số của thành phố. Phần bên châu Á có vẻ trầm lắng hơn, với các đại lộ thênh thang, khu dân cư yên tĩnh.
Phần châu Âu của Istanbul |
Phần châu Á của Istanbul |
Là tuyến đường thủy duy nhất giữa Địa Trung Hải và Biển Đen, Bosphorus là nơi có nhiều thành phố và khu định cư lớn. Ở phía châu Âu của Bosphorus, thành phố Byzantium, sau này là Istanbul, đã được thành lập bởi những người Hy Lạp cổ đại vào khoảng 660 TCN.
Sau cuộc chiến tranh giành độc lập, nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời vào năm 1923, với Ankara được chọn làm thủ đô. Tuy nhiên, Istanbul vẫn không mất đi tầm quan trọng. Ngày nay, thành phố là một thủ phủ lớn nối kết các lục địa, văn hóa, tôn giáo, nơi cư ngụ của 15 triệu người và là một trong những trung tâm văn hóa và thương mại lớn nhất của khu vực.
Thành phố Istanbul xinh đẹp |
Eo biển Bosphorus, đường giao thông thủy, ranh giới tự nhiên giữa hai lục địa Á-Âu |
Đi phà qua eo biển Bosphorus |