Israel và cựu quan chức CIA nói về vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ

GD&TĐ - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu quan chức CIA đã nói về vụ rò rỉ tài liệu mật của Lầu Năm Góc.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Chính phủ Israel đã không đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev và tiếp tục giới hạn việc cung cấp viện trợ nhân đạo, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết hôm 11/4 khi bình luận về vụ rò rỉ tài liệu bí mật của Lầu Năm Góc.

Trước đó, thông tin trên các phương tiện truyền thông Mỹ đã đề cập đến các tài liệu bí mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ trên mạng, trong đó đặc biệt xem xét các kịch bản Israel sẽ đồng ý cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

"Đối với thông tin về cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, tôi không biết chúng dựa trên cơ sở nào. Chúng tôi quyết định giúp đỡ họ trong các vấn đề nhân đạo, phòng thủ dân sự "Tseva Adom" (hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Israel)... nhưng chính phủ trước đây cũng như chính phủ của tôi đều không đưa ra quyết định về vũ khí sát thương" - ông Netanyahu nói trong một cuộc họp báo bình luận về tin tức liên quan đến các tài liệu bị rò rỉ được cho là chứa thông tin bí mật của Lầu Năm Góc.

Ông Netanyahu nói thêm rằng ông không biết xung đột ở Ukraine có thể được giải quyết như thế nào và liệu có cách nào để giải quyết nó hay không. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh sẽ làm "mọi thứ có thể" cho việc này nếu tìm ra cách.

Hôm 9/4, CNN và The New York Times báo cáo một trong những tài liệu có tiêu đề "Israel: Các cách cung cấp hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine". Trong đó tuyên bố rằng Tel Aviv "có thể sẽ xem xét khả năng cung cấp hỗ trợ vũ khí sát thương (cho Ukraine) dưới áp lực gia tăng từ Hoa Kỳ hoặc nếu quan hệ với Nga bị cho là xấu đi".

Hồi tháng 1, ông Netanyahu cho biết nước này đang xem xét cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt. Tuy nhiên, đến nay Israel vẫn chưa cung cấp vũ khí này cho Ukraine. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết tại cuộc gặp với đại sứ các nước EU rằng Israel sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine vì một số lý do tác chiến, bất chấp việc Nhà nước Do Thái tiếp tục hỗ trợ Kiev thông qua viện trợ nhân đạo. Ngoài ra, ông Gantz hứa Israel sẽ giúp Ukraine phát triển các hệ thống cảnh báo sớm về pháo kích cho dân sự.

Nga gửi công hàm các nước NATO vì cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng Mỹ và NATO có liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột ở Ukraine, bao gồm không chỉ việc cung cấp vũ khí, mà còn đào tạo quân nhân... trên lãnh thổ Anh, Đức, Ý và các nước khác.

Trong một diễn biến khác, cựu quan chức CIA Philip Giraldi nói rằng vụ rò rỉ tài liệu trên rất có thể là hành động của một người trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ không đồng ý với chính sách an ninh của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Ông Giraldi nêu ví dụ, có thể là một Edward Snowden nào đó, đang tìm cách tiết lộ các chi tiết của chính sách đối với Ukraine và Nga.

Theo cựu quan chức CIA, rất khó để biết được nhà chức trách Mỹ sẽ mất bao lâu để tìm ra thủ phạm khi hàng trăm quan chức có thể có quyền truy cập vào dữ liệu đó. Ông nhấn mạnh, Lầu Năm Góc đã ra lệnh sử dụng các nguồn lực mạnh mẽ để truy bắt tội phạm.

Hiện Lầu Năm Góc đang điều tra vụ rò rỉ các tài liệu mô tả tình trạng của quân đội Ukraine và các kế hoạch của Mỹ và NATO để tăng cường sức mạnh cho họ. New York Times lưu ý rằng các tài liệu, đề ngày đầu tháng 3, được cho là đã được phân phối trên "các kênh thân chính phủ Nga". Hơn 100 tài liệu có thể bị rò rỉ trên Internet được cho là có thể gây thiệt hại đáng kể.

Theo RIA/IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phụ huynh Hàn Quốc đang chi mạnh tay cho trẻ để theo học chương trình giáo dục tiếng Anh tư thục trước khi vào tiểu học. Ảnh: INT

Hiệu ứng domino tăng học phí tại Hàn Quốc

GD&TĐ - Nhiều phụ huynh ở Hàn Quốc đang phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt, đó là áp lực tài chính do chi phí giáo dục tư nhân cao “ngất ngưởng” trong cuộc đua cho con học sớm.

Các hình ảnh và trend được các bạn trẻ đăng nhân dịp 30/4. Ảnh: TikTok

Gen Z thắp sáng lòng yêu nước trên mạng xã hội

GD&TĐ - Là lực lượng nòng cốt của tương lai đất nước, thế hệ trẻ hôm nay không chỉ học tập, lao động và cống hiến theo cách riêng, mà còn chủ động tiếp cận lịch sử bằng tư duy công nghệ và sáng tạo.

Việt Nam có tiềm năng lớn trong du lịch biển đảo nhưng chưa tạo ra được các sản phẩm mang bản sắc đặc trưng. Ảnh minh họa: INT.

Du lịch Việt Nam định hình bản sắc

GD&TĐ - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc định hình bản sắc trở thành yếu tố sống còn để Việt Nam khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch quốc tế.