IS nhận trách nhiệm vụ đánh bom xe ở Nga

Hai nhân viên cảnh sát thiệt mạng sau vụ đánh bom xe gần thị trấn Derbent (Cộng hòa Dagestan) thuộc Nga hôm 152, truyền thông địa phương dẫn lời các nhân viên thực thi pháp luật cho biết.
Hiện trường vụ đánh bom. Ảnh: RT
Hiện trường vụ đánh bom. Ảnh: RT

Ban đầu, các quan chức an ninh đổ trách nhiệm cho một kẻ đánh bom tự sát đến từ một nhóm cực đoan địa phương.

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời một nguồn tin an ninh ở Dagestan giấu tên nói: “Một kẻ khủng bố lái xe đã tự phát nổ cùng trái bom. Theo điều tra ban đầu, các chiến binh đến từ nhóm khủng bố phía Nam đứng sau vụ nổ ”.

Tuy nhiiên, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sau đó đã nhận trách nhiệm vụ việc trên mạng xã hội Twitter. Ngoài 2 nhân viên cảnh sát thiệt mạng, 18 cảnh sát và dân thường cũng bị thương trong vụ tấn công. Tổng cộng 4 chiếc xe đã bị phá hủy.

Dagestan có chung biên giới với Cộng hòa Chechnya, nơi Nga góp mặt trong 2 cuộc xung đột đẫm máu chống lại các chiến binh ly khai Hồi giáo trước khi giành lại quyền kiểm soát khu vực. Nơi này được xem là trung tâm Hồi giáo vũ trang ở Bắc Caucasus và một số nhóm chiến binh đã thề trung thành với IS.

Cũng trong ngày 15/2, ít nhất 2 người thiệt mạng và hơn 10 người bị thương trong một loạt các vụ nổ lựu đạn ở khu vực Ngagara ở thủ đô Bujumbura - Burundi.

Hãng tin Reuters cho biết hai trong số các vụ nổ xảy ra tại một ngôi chợ. Hai quả lựu đạn khác phát nổ ở trung tâm Bujumbura làm bị thương 11 người. Một vụ nổ khác xảy ra tại khu vực Buyenzi khiến ít nhất 3 người bị thương.

Thủ đô của Burundi chìm trong bạo lực từ tháng 4 năm ngoái khi tổng thống nước này tuyên bố ra tranh cử nhiệm kỳ ba. Theo Liên Hiệp Quốc, hàng trăm người đã thiệt mạng ở Bujumbura do các cuộc xung đột bạo lực.

Theo nld.com.vn
Minh họa/INT

'Hiệu ứng Domino' ở châu Phi?

GD&TĐ - Gần đây, một số thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi nhận được sự chú ý của giới quan sát vì các cuộc đảo chính quân sự.
Xe tăng M1 Abrams.

Nhận Abrams và ác mộng bắt đầu?

GD&TĐ - Chính phủ Mỹ đã cam kết cung cấp cho Ukraine 31 xe tăng Abrams, vũ khí được coi là yếu tố làm thay đổi tình thế cuộc xung đột.
Minh họa/INT

Tháo ngòi một cuộc chiến

GD&TĐ - Cuộc xung đột vùng biên giới giữa Azerbaijan và Armenia đã bùng nổ trong 24 tiếng và có nguy cơ trở thành cuộc chiến tranh lớn thứ hai của thế giới.