iPhone sắp dùng màn hình Amoled như Samsung

Chi phí cho linh kiện màn hình Amoled đã rẻ đi khá nhiều so với LCD khiến Apple cân nhắc sử dụng công nghệ này cho các mẫu iPhone thế hệ tiếp theo.
iPhone sắp dùng màn hình Amoled như Samsung

Trong khi đối thủ hàng đầu là Samsung đã chuyển qua dùng màn hình Amoled từ nhiều năm nay, Apple vẫn chỉ sử dụng màn hình LCD trên iPhone.

Công nghệ Amoled được cho là có màu sắc tươi sáng, hình ảnh sắc nét và ít tiêu tốn điện năng hơn so với LCD. Nhưng giá linh kiện này trước đây khá đắt đỏ khiến "Quả táo" chưa muốn tích hợp đại trà vào sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, giá bán của màn hình Amoled đầu năm nay đã rẻ đi khá nhiều, thậm chí thấp hơn cả màn hình LCD. Theo Android Authority, một màn hình 5 inch dùng công nghệ Amoled có giá 14,3 USD trong khi màn hình LCD có kích thước tương tự giá là 14,6 USD. Trước đó vào cuối năm 2015, giá một màn hình Amoled như vậy vẫn ở mức khá cao, tới 17,1 USD.

Lợi thế về công nghệ cộng thêm mức giá mới hấp dẫn đã khiến Apple cân nhắc sử dụng vào các mẫu iPhone thế hệ kế tiếp, theo BGR. Tuy nhiên, chưa có thông tin khẳng định các mẫu iPhone 7 sắp tới có sử dụng công nghệ màn hình Amoled hay không.

Ngoài đầu tư cho phần mềm, thiết kế kiểu dáng, Apple cũng rất chú trọng trong việc tùy biến phần cứng để phù hợp với tình hình kinh doanh.

Hãng trước đó cũng được cho là lãi hàng tỷ USD chỉ nhờ việc loại bỏ bản dung lượng 32 GB mà chỉ cho người dùng chọn 16, 64 và 128 GB. Mỗi phiên bản 64 GB mà hãng bán ra có lãi hơn bản 16 GB tới 88 USD.

Theo VnExpress
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.