Huyện Thanh Trì triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm ngay sau khai giảng

GD&TĐ - Ngành Giáo dục Thanh Trì (Hà Nội) xác định, ngay sau khai giảng sẽ tập trung thực hiện các giải pháp để ổn định hoạt động dạy và học cho học sinh.

Trẻ tại Trường Mầm non Tả Thanh Oai A hân hoan đón chào năm học mới 2023-2024 tại lễ khai giảng sáng 5/9.
Trẻ tại Trường Mầm non Tả Thanh Oai A hân hoan đón chào năm học mới 2023-2024 tại lễ khai giảng sáng 5/9.

Từ ngày 5/9, các trường bước vào buổi học đầu tiên của năm học mới 2023-2024. Theo ông Phạm Văn Ngát - Trưởng Phòng GD&ĐT Thanh Trì, năm học này toàn huyện có 86 trường gồm 74 trường công lập, 12 trường ngoài công lập và khoảng 130 nhóm lớp mầm non độc lập tư thục.

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là gần 5.500 người với 75.025 học sinh/2.269 lớp, trong đó có 952 lớp thực hiện Chương trình GDPT 2018. Địa phương này có 63/73 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 86,3%; trong số này có 18 trường đạt chuẩn mức độ 2.

Ông Phạm Văn Ngát - Trưởng Phòng GD&ĐT Thanh Trì.

Ông Phạm Văn Ngát - Trưởng Phòng GD&ĐT Thanh Trì.

Nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội, nhiều phòng học của các trường trên địa bàn đã được cải tạo, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học giúp học sinh tiếp cận giáo dục một cách tốt nhất. Đây là một tín hiệu đáng mừng ngay trước thềm năm học mới.

Nhà giáo Phạm Văn Ngát nhấn mạnh, ngay sau lễ khai giảng, các nhà trường sẽ triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 theo kế hoạch; trong đó tập trung ưu tiên các khối lớp thực hiện Chương trình GDPT 2018. Giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, đảm bảo về thực hành và ứng dụng thực tế.

Khuôn viên rợp cờ hoa tại Trường THCS Tả Thanh Oai trong lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.

Khuôn viên rợp cờ hoa tại Trường THCS Tả Thanh Oai trong lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.

Đồng thời, tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, thực hiện rèn luyện kỹ năng thực hành, thí nghiệm, kỹ năng tự học tập nghiên cứu, khai thác các lợi thế của công nghệ trong dạy học. Khai thác tối đa chức năng của phòng học bộ môn, đặc biệt ở các trường có phòng học thông minh.

Các mô hình giáo dục mới nhằm giúp học sinh “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn liền với xã hội”, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Các em học sinh tham gia trò chơi Kéo co ngay khi dự khai giảng tại Trường THCS Thị trấn Văn Điển sáng 5/9.

Các em học sinh tham gia trò chơi Kéo co ngay khi dự khai giảng tại Trường THCS Thị trấn Văn Điển sáng 5/9.

Trong năm học vừa qua, nhiều giải pháp và mô hình đã được triển khai và đem lại hiệu quả giáo dục như: “Trường học An toàn - Sáng - Xanh - Sạch - Sách - Thông minh”; “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong quản lý các hoạt động dạy và học”; Mô hình trường học gắn với xây dựng môi trường sinh thái nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường...

Năm học này, các trường thực hiện chương trình, SGK mới đối với lớp 4, 8. Đây cũng là năm học thứ hai triển khai dạy học môn Tiếng Anh, Tin học theo Chương trình GDPT 2018. Toàn ngành sẽ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn; thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định.

Đây là năm học đầu tiên thầy trò Trường THCS Tam Hiệp được dạy và học trong một ngôi trường mới xây dựng khang trang, hiện đại.

Đây là năm học đầu tiên thầy trò Trường THCS Tam Hiệp được dạy và học trong một ngôi trường mới xây dựng khang trang, hiện đại.

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; xây dựng trường học an toàn, thân thiện, trường học hạnh phúc; chú trọng giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội, lịch sử huyện Thanh Trì đi đôi với đào tạo năng lực nhận thức, tư duy đổi mới, sáng tạo cho người học, xây dựng “thế hệ trẻ sáng tạo”.

Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm thực hiện Chương trình GDPT 2018. Phấn đấu đến hết năm 2023, toàn huyện có thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia gồm: Mầm non A Tả Thanh Oai, Mầm non Yên Ngưu; Tiểu học Tạ Hoàng Cơ; Tiểu học Ngô Thì Nhậm - nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia thành 67/73, tương ứng 91,7%; thực hiện tốt công tác chuyển đổi số ngành Giáo dục...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.