Huyện Cam Lộ tổ chức Kỷ niệm 60 năm đồng khởi Cùa

GD&TĐ - Tối 3/7, tại Di tích quốc gia thành Tân Sở (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày đồng khởi Cùa (5/7/1964-5/7/2024).

Huyện Cam Lộ tổ chức Kỷ niệm 60 năm đồng khởi Cùa.
Huyện Cam Lộ tổ chức Kỷ niệm 60 năm đồng khởi Cùa.

Cùa là tên gọi chung của vùng đất gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa, thuộc huyện Cam Lộ, Quảng Trị.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Nam - Bắc, một phần của tỉnh Quảng Trị, trong đó có huyện Cam Lộ nằm trong vùng kìm kẹp của quân thù.

b7c8e0b1febb5ce505aa.jpg
Đông đảo cán bộ, nhân dân tham dự kỷ niệm 60 năm đồng khởi Cùa.

Nhận thấy vị trí chiến lược của vùng Cùa, quân đối phương đã đưa lực lượng đến đây chốt giữ, xem vùng đất này là lá chắn phía Tây của trục đường số 9 huyết mạch. Đồng thời, ra sức dồn dân lập ấp, xây dựng các khu tập trung nhằm kiểm soát, khống chế nghiêm ngặt quần chúng, thủ tiêu tinh thần đấu tranh cách mạng của Nhân dân ta.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Trị, sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương, rạng sáng 5/7/1964, quần chúng nhân dân ở vùng Cùa tự trang bị các loại vũ khí đồng loạt vùng lên phá ấp chiến lược, đập tan bộ máy chính quyền tay sai, lập nên chính quyền cách mạng, mở đầu cho phong trào đồng khởi.

Ông Đỗ Văn Bình, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ nhấn mạnh: Thắng lợi của phong trào đồng khởi đã làm thay đổi cục diện đấu tranh, thúc đẩy phong trào cách mạng của Nhân dân Quảng Trị từ miền núi đến nông thôn và đô thị. Chính quyền cách mạng, lực lượng vũ trang được xây dựng và củng cố vững mạnh, tạo thế và lực, ý chí quyết tâm để quân và dân ta cùng với cả nước đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

60 năm trôi qua, ngọn lửa đồng khởi ở vùng Cùa còn cháy mãi. Đó là ngọn lửa của lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất.

Sau chiến tranh, tháng 4/1972, Cam Lộ bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại quê hương từ hoang tàn, đổ nát.

“Phát huy truyền thống anh hùng, cần cù, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Cam Lộ luôn đồng lòng chung sức, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng huyện đạt được những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực”, ông Đỗ Văn Bình cho hay.

dong-khoi-Cua.jpg
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao những kết quả huyện Cam Lộ đạt được trên các lĩnh vực.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao những kết quả trên các lĩnh vực của huyện Cam Lộ đạt được.

Đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh mong muốn, trên tinh thần “đồng khởi mới”, huyện tiếp tục khắc phục những khó khăn, đoàn kết, chung sức để xây dựng huyện Cam Lộ không chỉ anh hùng trong chiến tranh, mà còn là huyện anh hùng trong lao động, xây dựng nông thôn mới.

Tập trung hoàn thành có chất lượng Quy hoạch huyện thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chú trọng liên kết vùng, liên kết với các huyện liền kề, mở rộng không gian phát triển thị trấn Cam Lộ. Có kế hoạch và giải pháp phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có từ vị trí địa kinh tế - địa chính trị.

Chú trọng thu hút các nhà đầu tư chiến lược, liên kết giữa doanh nghiệp với huyện. Hình thành và phát triển các liên kết ngành theo chuỗi giá trị; phát huy lợi thế về nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu, các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

cf99cec290d732896bc6.jpg
Chương trình chính luận nghệ thuật có chủ đề “Vùng Cùa – Cam Lộ tự hào quê hương đồng khởi”.

Tại lễ kỷ niệm diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật có chủ đề “Vùng Cùa – Cam Lộ tự hào quê hương đồng khởi” với nhiều tiết mục đặc sắc.

Năm 1883, nhà Nguyễn cho xây dựng căn cứ Tân Sở tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, làm nơi phòng bị cho Kinh thành Huế khi thất thủ. Năm 1885, sau khi kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết đưa vào rừng núi Tân Sở.

Ngày 13/7/1885, tại thành Tân Sở, vua ban chiếu Cần Vương, kêu gọi Nhân dân đứng lên phò vua, cứu nước, đánh đuổi giặc Pháp. Do đó, Thành Tân Sở được xem là nơi khởi phát phong trào Cần Vương.

Năm 2020, huyện Cam Lộ hoàn thành xây dựng đền thờ vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương tại khu di tích quốc gia thành Tân Sở và rước long vị của vua Hàm Nghi về đền thờ này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.