Huyện An Lão - Hải Phòng: Gói thầu hàng chục tỷ đồng lộ dấu hiệu sai phạm

GD&TĐ - Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường 36 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Lão làm chủ đầu tư, vốn ngân sách là 28 tỷ đồng.

Công trình đường 36 từ cầu An Thắng đến cầu Nghệ, xã Tân Dân, huyện An Lão đang được thi công.
Công trình đường 36 từ cầu An Thắng đến cầu Nghệ, xã Tân Dân, huyện An Lão đang được thi công.

Theo phản ánh của một số phụ huynh học sinh, quy trình chấm thầu có dấu hiệu “bất minh”, “thần tốc” trong 3 ngày.

Hồ sơ mời thầu có dấu hiệu sai quy định

Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường 36 từ cầu An Thắng đến cầu Nghệ, xã Tân Dân, huyện An Lão, TP Hải Phòng là đường cấp IV đồng bằng.

Chiều dài tuyến đường là 2.146m. Dự án được bên mời thầu là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Lão phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) ngày 26/2. Tại HSMT này một số nội dung chưa đúng với luật định.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) trong HSMT của Dự án này không đưa ra bảng biểu yêu cầu điền thông tin về nhân sự chủ chốt và thiết bị thi công chủ yếu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu.

Theo quy định về tiêu chuẩn đánh giá năng lực kỹ thuật phần nhân sự chủ chốt, phải có bảng biểu nêu từng vị trí công việc, tổng số năm kinh nghiệm và kinh nghiệm trong công việc tương ứng. Phần thiết bị thi công chủ yếu để thực hiện gói thầu cũng phải có bảng biểu nêu tên loại thiết bị và đặc điểm thiết bị, số lượng tối thiểu cần có.

HSMT của dự án trên quy định nhà thầu phải có 3 hợp đồng thi công xây dựng công trình giao thông cầu, đường bộ cấp IV trở lên, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu 21 tỷ đồng. Điều này không đúng theo quy định theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015.

Đơn vị lập HSMT liệu bỏ sót hay cố ý bỏ đi trường hợp “có ít hơn hoặc bằng 3, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là 21 tỷ đồng và giá trị tất cả các hợp đồng ≥ 63 tỷ đồng”?

Dự án không thi công hạng mục điện hạ thế, trung thế, trạm biến áp mà chỉ có hạng mục điện chiếu sáng. Nhưng HSMT quy định có tối thiểu 1 hợp đồng thi công xây dựng công trình giao thông trong đô thị có hạng mục: Nền mặt đường, hạng mục điện hạ thế, trung thế, điện chiếu sáng, trạm biến áp.

Điều này là không phù hợp với quy mô, tính chất công trình đang xét theo nội dung quy mô trong HSMT, bản vẽ và tiên lượng mời thầu.

Công trình đang xét không có các hạng mục điện hạ thế, điện trung thế và trạm biến áp. Nhưng HSMT lại yêu cầu nhân sự chủ chốt và cán bộ kỹ thuật thi công có kinh nghiệm thi công trực tiếp tối thiểu 1 công trình giao thông cấp IV trong đô thị có hạng mục nền mặt đường, hạng mục điện hạ thế, trung thế, điện chiếu sáng, trạm biến áp.

Đây là công trình đường cấp IV đồng bằng nhưng trong HSMT phần uy tín của nhà thầu lại yêu cầu kinh nghiệm đã thi công công trình giao thông cấp II trở lên.

Từ những nội dung trên, có ý kiến băn khoăn, phải chăng năng lực lập HSMT của đơn vị chuyên môn có hạn hay bên mời thầu cố tình.

Việc này nhằm cài cắm, bỏ sót những tiêu chí để hạn chế khả năng cạnh tranh của các đơn vị tham dự thầu trái với quy định của Luật Đấu thầu và Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ?

Chấm thầu “thần tốc”

Ngày 24/2, UBND huyện An Lão ra Quyết định số 530/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường 36 từ cầu An Thắng đến cầu Nghệ, xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

Ngày 26/2 phát hành hồ sơ mời thầu. Trong vòng 2 ngày, đơn vị chuyên môn lập và thẩm định HSMT, điều này có bảo đảm về mặt thời gian?

8 giờ 30 phút ngày 19/3, đơn vị mời thầu mở Hồ sơ đề xuất kỹ thuật của dự án. Ngày 23/3, UBND huyện An Lão ra Quyết định số 873/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Công ty Cổ phần Trung Thủy (địa chỉ tại Vũ Chí Thắng, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) là đơn vị trúng thầu. Giá trúng thầu trên 28 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng là 120 ngày.

Như vậy, tính từ ngày đơn vị mời thầu và các cơ quan chuyên môn mở Hồ sơ đề xuất kỹ thuật của dự án đến khi UBND huyện An Lão ra Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu chỉ có 3 ngày (trừ ngày Chủ nhật 21/3).

Trong khi quy trình chấm thầu gồm các bước như: Đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật; Trình, thẩm định và phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; Mở Hồ sơ đề xuất tài chính; Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính và xếp hạng nhà thầu; Thương thảo hợp đồng; Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Từng đó khâu trong quy trình đánh giá, lựa chọn nhà thầu được thực hiện “thần tốc” trong 3 ngày, liệu rằng quá trình chấm thầu có bảo đảm chặt chẽ, kỹ càng, khách quan, minh bạch?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: