Hướng tới "giảng đường tươi đẹp"

Hướng tới "giảng đường tươi đẹp"

(GD&TĐ)- Do tác động của nền kinh tế thị trường cùng những tác động của xã hội mà ngày nay, mối quan hệ Thầy - Trò đã có nhiều thay đổi và phức tạp hơn so với trước. Không phải Thầy, mà Trò mới là chủ thể của giáo dục. Người Thầy, giờ đây chỉ là người dẫn dắt, hướng dẫn, gợi mở cho Trò trên con đường tìm kiếm tri thức. Trò không những được tự do tranh luận, trao đổi với nhau mà còn có thể trao đổi, chất vấn với Thầy. Vì vậy, mối quan hệ Thầy – Trò cũng trở nên dân chủ, công khai chứ không còn áp đặt, một chiều như trước.

Trước những  thay đổi về nhận thức trong mối  quan hệ thầy trò trong điều kiện mới, ngày 18/4/2012 nhóm dự án “Giảng đường tươi đẹp” – Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và tuyên truyền tổ chức hội thảo với chủ đề “Tầm quan trọng của việc xây dựng bộ quy chế về mối quan hệ thầy trò minh bạch, trong sáng, lành mạnh góp phần phòng chống tham nhũng trong trường học” và lễ phát động cuộc thi “ ấn tượng thầy trò” .
Hội thảo là một trong những hoạt động của đề án
Hội thảo là một trong những hoạt động của đề án " giảng đường tươi đẹp"

Mối quan hệ ứng xử giữa Thầy và Trò trong cuộc sống hiện đại đã có những thay đổi to lớn và khác biệt rất nhiều với những quy tắc ứng xử cũ. Nhìn vấn đề một cách thẳng thăn, nhóm thực hiện đề án “Giảng đường tươi sáng” có nêu lên những vấn đề bức xúc: “Truyền thống tri ân tốt đẹp của người Việt đã có nhiều dấu hiệu bị biến tướng, mối quan hệ thầy trò ngày càng “lệch chuẩn”, những giá trị đạo đức bị suy đồi nghiêm trọng. Những hiện tượng như “đổi trác”, “phong bì”, “gạ tình”, “chạy điểm, chạy trường”, “hành xử kiểu xã hội đen”… đang phản ánh một tình trạng đáng báo động về sự thoái hóa, biến chất của mối quan hệ thầy trò ngày nay. 

Làm thế nào để mối quan hệ Thầy – Trò trong các nhà trường trở nên minh bạch, tích cực, mang tính nhân văn cao đẹp? Có rất nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp đó là phải xây dựng những tiêu chí của người Thầy, người Trò và ban hành được bộ quy tắc ứng xử giữa Thầy và Trò trong các giảng đường đại học. Cho đến nay, chúng ta chưa có một bộ quy tắc ứng xử trong mối quan hệ thầy - trò. Đây là một thiếu sót mà nhiều người chưa hề nghĩ tới và cần nhanh chóng khắc phục. Để xây dựng giảng đường đại học thực sự là môi trường thân thiện, tích cực, trong sáng, là nơi để rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng những chủ tương lai của đất nước thì việc làm trên thực sự cần thiết. 

Chur nhiệm dự án là 5 sinh viên khoa quan hệ quốc tế- Học viện báo chí và tuyên truyền
Chủ nhiệm dự án là 5 sinh viên khoa quan hệ quốc tế- Học viện báo chí và tuyên truyền

Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang, Giảng viên Học viện bao chí tuyên truyền trình bày tham luận trong hội thảo: “ Trên cơ sở những tiêu chí đặt ra đối với người Thầy, người Trò, ngành giáo dục cũng như mỗi nhà trường cần xây dựng bộ qui tắc ứng xử giữa thầy và trò một cách rõ ràng. Trong đó, qui định rõ những điều được làm và không được làm, đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với mọi hành vi làm tổn hại đến nhân phẩm của thầy và trò”. Tiến sĩ cũng cho biết: đã tiến hành một cuộc phỏng vấn nhanh với nhiều thầy cô giáo về những nội dung cần đề cập trong bộ quy tắc ứng xử giữa mối quan hệ thầy và trò trong giảng đường đại học. Những nội dung được đề cập nhiều nhất gồm trách nhiệm, tri thức, sự tôn trọng, thân thiện, đạo đức…

Hội thảo nhận được sự quan tâm của đông đảo giảng viên, sinh viên trong và ngoài Học viện báo chí và tuyên truyền. Tất cả đều thể hiện trách nhiệm và quyết tâm trong việc cùng xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Sinh viên năm 4 Phạm Thị Lài chia sẻ: “Nếu bộ quy tắc ứng xử về tình thầy- trò được xây dựng hoàn chỉnh thì chắc chắn những vi phạm về quy tắc đạo đức thầy trò sẽ có thể được ngăn chặn và mọi người có thể nhìn vào đó mà điều chỉnh bản thân mình trong môi trường giảng đường cũng như cư xử trong cuộc sống”. 

Và phát động cuộc thi
Và phát động cuộc thi " Ấn tượng Giảng đường"

Trong khuôn khổ chương trình, BTC đã phát động cuộc thi “ Ấn tượng thầy trò”. Cuộc thi tạo sân chơi bổ ích và cơ hội cho mọi người chia sẻ những câu chuyện có ý nghĩa, những cảm xúc, những ấn tượng đẹp, không bao giờ phai về tình nghĩa thầy trò, tiếng nói tri ân, là lời cảm ơn chân thành của những người học trò nhỏ đến mọi thế hệ giảng viên, góp phần cổ vũ và giữ gìn một môi trường giáo dục minh bạch, liêm chính. Cuộc thi còn là tiền đề cho chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức và xây dựng mối quan hệ thầy trò minh bạch, trong sáng, lành mạnh, góp phần phòng chống tham nhũng ở giảng đường đại học.

Cuộc thi được tổ chức bởi nhóm Dự án “Giảng đường tươi đẹp” (SIB – School is beautiful) thuộc Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dưới sự tài trợ của Đại sứ quán Phần Lan. 

Thời gian nhận tác phẩm dự thi: từ 18/04/2012 đến 30/09/2012. Thông tin chi tiết về cuộc thi xem tại website: giangduongtuoidep.com.vn.

“Giảng đường tươi đẹp” là một trong số 34 đề tài khoa học vừa giành giải thưởng của Chương trình Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tổ chức. Đề án được thực hiện bởi 5 sinh viên khoa Quan hệ quốc tế- Học viện báo chí và tuyên truyền và được đầu tư 290 triệu đồng. Sinh viên Trương Thị Diệp, trưởng nhóm cho biết: “Thông qua hoạt động truyền thông, chúng em hy vọng các bạn SV sẽ cùng nhau hướng về tình cảm thầy trò trong sáng, lành mạnh. Từ đó, phân biệt được đúng, sai trong cách ứng xử với thầy cô và tự động thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực hơn”.

Lê Huế-Trường Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ