Hướng dẫn bảo quản bộ phận cơ thể bị đứt rời

Sau khi nối thành công ngón tay cái bị đứt lìa khỏi bàn tay cho bệnh nhân bị tai nạn lao động, các bác sĩ đã hướng dẫn cách bảo quản bộ phận cơ thể khi gặp tai nạn tương tự.

Bàn tay anh K. 10 ngày sau phẫu thuật đã có thể cử động nhẹ
Bàn tay anh K. 10 ngày sau phẫu thuật đã có thể cử động nhẹ

Theo thông tin đăng tải trên website chính thức của Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an), thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hải Nam, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng, cho hay sau 10 ngày điều trị, theo dõi, anh Nguyễn Tiến K. (19 tuổi ở Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội) đã ổn định sức khỏe, ngón cái bị đứt lìa do tai nạn đã có thể vận động nhẹ.

Trước đó, ngày 26/4, anh K. nhập viện trong trạng thái ngón tay cái đứt lìa do bị máy cắt giấy cuốn.

Tại đây, bệnh nhân đã được các bác sĩ của khoa Chấn thương chỉnh hình phẫu thuật cấp cứu. Sau 8h vi phẫu nối lại mạch máu, thần kinh cũng như gân cơ, dưới sự hướng dẫn của giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Việt Tiến, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108, các bác sĩ đã phẫu thuật thành công.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hải Nam cho biết chi thể đứt rời là tai nạn có thể gặp trong lao động và sinh hoạt đặc biệt là các công việc thủ công. Việc cấp cứu nối lại chi thể chỉ có thể thực hiện được khi bệnh nhân đến sớm, phần chi thể đứt rời được bảo quản đúng cách và thực hiện tại các cơ sở có đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm.

Tỷ lệ thành công tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, nguyên nhân gây tổn thương, thời gian từ lúc bị tổn thương đến khi phẫu thuật và cách sơ cứu, bảo quản chi thể đứt lìa.

Trong trường hơp bệnh nhân K. anh đã được sơ cứu và bảo vệ ngón tay đứt lìa đúng cách, chuyển lên bệnh viện chỉ sau 2 giờ xảy ra tai nạn, nên các bác sĩ có thể phẫu thuật thành công.

Hướng dẫn bảo quản bộ phận cơ thể bị đứt rời

Qua trường hợp này, thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hải Nam khuyến cáo bạn nên bảo quản phần chi thể đúng cách để ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi.

- Cho phần chi thể đứt rời vào túi nilon sạch, buộc kín, có thể bọc trong miếng gạc.

- Đặt vào một túi nilon khác đựng nước, buộc kín bỏ vào thùng đá, giữ ở nhiệt độ 4-10 độ C.

- Tránh để phần đứt rời tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh gây bỏng lạnh, dễ làm mạch máu và dây thần kinh bị hỏng.

- Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại trên da, không nên cắt rời, kể cả trường hợp gần như đứt hoàn toàn. Thay vào đó, bạn nên dùng dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.

- Lưu ý, không dùng banh kẹp mạch máu, vì có thể gây nát đầu mạch máu, rất khó khi nối.

Theo Zing News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...