Hưng Yên: Phê duyệt khung chương trình giáo dục địa phương

GD&TĐ - UBND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành khung chương trình giáo dục địa phương, thiết kế theo hướng đồng tâm, tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.

Học sinh Hưng Yên tìm hiểu về di tích lịch sử
Học sinh Hưng Yên tìm hiểu về di tích lịch sử

Trong chương trình, học sinh được học các nội dung về thiên nhiên, con người, danh nhân, lịch sử hình thành và phát triển, văn hóa, di sản, nghệ thuật truyền thống... của Hưng Yên.

Chương trình cũng quy định phương pháp giáo dục, cụ thể như: Thông qua nội dung giáo dục địa phương và các hoạt động thu thập, phân tích dữ liệu, tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa, hình thành và bồi dưỡng cho học sinh nhận thức và tình cảm về tình yêu quê hướng, từ đó hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, yêu quê hương.

Để phát triển thành phần năng lực nhận thức, giáo viên tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động tiếp cận sự vật và hiện tượng diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian, trả lời các câu hỏi cơ bản: cái gì, ở đâu, như thế nào...

Giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích các mối liên hệ giữa các hiện tượng, quá trình địa lý tự nhiên, giữa các hiện tượng, quá trình địa lý kinh tế - xã hội cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội.

Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lý học như: Atlat địa lý, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, ... tăng cường khai thác Internet trong học tập, tổ chức cho học sinh học tập ngoài thực địa.

Về đánh giá kết quả giáo dục, mục tiêu là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu câu cần đạt của chương trình giáo dục địa phương và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh.

Căn cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù được quy định trong Chương trình giáo dục phô thông 2018 và nội dung giáo dục địa phương.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ; trên cơ sở đó, tổng hợp việc đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch thực hiện giáo dục địa phương là một thành phần hữu cơ của kế hoạch tổng thể thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường để hoàn thành nội dung giáo dục của một tỉnh. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm; cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, nội dung giáo dục địa phương có vị trí tương đương các môn học khác.

Mục tiêu xây dựng nội dung giáo dục địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của tỉnh. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc, xây dựng văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.