Huế: Hoàn thành trùng tu di tích Tả Trà

GD&TĐ - Hôm nay (20/8), Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng) tổ chức khánh thành, đưa công trình trùng tu bảo tồn và phục hồi di tích Tả Trà, Cung Diên Thọ - Đại Nội Huế vào hoạt động.

Huế: Hoàn thành trùng tu di tích Tả Trà
Huế: Hoàn thành trùng tu di tích Tả Trà ảnh 1Huế: Hoàn thành trùng tu di tích Tả Trà ảnh 2Huế: Hoàn thành trùng tu di tích Tả Trà ảnh 3
Công trình có tổng mức đầu tư 11,1 tỷ đồng, bao gồm việc phục hồi toàn bộ hệ khung gỗ 5 gian 2 chái với tiết diện cấu kiện lớn; phục hồi hệ đỡ mái; hệ cửa với tổng khối lượng 76,5m3 gỗ kiền; phục hồi hệ thống nền móng, bó vỉa bằng đá thanh; tường bao, bờ nóc, cổ diềm bằng gạch vồ; mái lợp ngói liệt đất, ngói chiếu men vàng cùng hệ thống các con giống trang trí trên mái.

Cùng với Tả Trà, Cung Diên Thọ là một hệ thống kiến trúc cung điện trong Hoàng thành Huế gồm hơn 10 tòa nhà được bố trí trong khuôn tường thành hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 100m, dài gần 150m.

Hiện, trong khuôn viên di tích cung Diên Thọ chỉ còn Diên Thọ chính điện, điện Thọ Ninh, tạ Trường Du, am Phước Thọ, lầu Tịnh Minh, các Khương Ninh và một số di tích khác, trong đó có di tích Tả Trà nhưng tất cả đều xuống cấp nghiêm trọng do sự tàn phá của chiến tranh, bom đạn và sự khắc nghiệt của thời tiết khí hậu, thiên tai bão lụt.

Việc tu bổ, phục hồi di tích Tả Trà có ý nghĩa to lớn, góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị của Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới..

Theo TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hiện nay Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang nghiên cứu phương án trưng bày nội thất ở nhà Tả Trà để xứng đáng với giá trị văn hóa của di tích và giá trị của công trình vừa được tu bổ. 

Trước mắt, đây sẽ là nơi trưng bày chiếc xe kéo do vua Thành Thái đặt làm để tặng mẹ là thái hậu Từ Minh – cổ vật mà Thừa Thiên Huế vừa đấu giá thành công tại Pháp vừa qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.