Doanh nghiệp xã hội được nhận định là một mô hình hữu hiệu nhất, giúp giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả. Thỏa thuận hợp tác ký kết với Bộ GD&ĐT Việt Nam sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam sau này.
Với tầm quan trọng của giáo dục như là một nhân tố phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội, cũng như một biện pháp nhằm đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác của Vương quổc Anh và Hội đồng Anh tại Việt Nam.
Hai bên cùng tin tưởng, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục sẽ có lợi cho cả hai quốc gia. Biên bản ký kết hợp tác góp phần tăng cường hợp tác trong giáo dục đào tạo và đóng góp vào sự phát triển giáo dục ở Việt Nam qua trao đổi kinh nghiệm và hợp tác ở những lĩnh vực ưu tiên mang tính chiến lược.
Doanh nghiệp xã hội được hình thành với muc đích để giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về xã hội hay môi trường cụ thể thông qua mô hình kinh doanh bền vững.
Do vậy, để thực hiện doanh nghiệp xã hội và đổi mới xã hội cần có một lực lượng doanh nhân xã hội hiểu và được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này, một công việc đòi hỏi phải có thời gian.
Trường đại học, nơi cung cấp các nguồn nhân lực đầy tiềm năng sẽ là nơi tốt nhất giúp thực hiện nhiệm vụ này với việc trang bị cho sinh viên kiến thức và hành trang, truyền lửa nhiệt huyết cho việc khởi sự các doanh nghiệp xã hội, một công việc quan trọng để tạo ra lực lượng doanh nhân mới, làm động lực phát triển kinh tế và phục vụ các mục tiêu xã hội, góp phẩn ổn định và phát huy tài năng trẻ của quốc gia.