Hợp tác đại học – doanh nghiệp: Xu hướng và thách thức

GD&TĐ - Ngày 6/10, Đại học Đà Nẵng tổ chức hội thảo quốc tế Hợp tác đại học – doanh nghiệp: Xu hướng và thách thức. Tham dự có gần 200 đại biểu là cán bộ quản lý, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học trong nước, khu vực Châu Âu, Châu Á và các đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Có gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo quốc tế Hợp tác đại học – doanh nghiệp: Xu hướng và thách thức.
Có gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo quốc tế Hợp tác đại học – doanh nghiệp: Xu hướng và thách thức.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Trần Văn Nam – Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết: Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong và ngoài nước có vai trò rất quan trọng, là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học gắn liền yêu cầu thực tiễn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ trường đại học và doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho cả hai bên và cho xã hội.

Tuy nhiên, ở Việt Nam và một số nước chấu Á cho thấy, việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp đang đóng vai trò "săn bắt" hơn là "nuôi trồng" nguồn nhân lực trong tương lai.

Hội thảo quốc tế lần này sẽ tiếp tục các cuộc hội thảo đã được tổ chức thành công của dự án hướng đến mục đích tạo diễn đàn kết nối giữa các doanh nghiệp, ngành công nghiệp và học viện từ các tổ chức Châu Á và Châu Âu, nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục những khó khăn trong thách thức mới trong mối quan hệ hợp tác đại học - doanh nghiệp của các trường đại học Châu Á.

Hội thảo quốc tế Hợp tác đại học – doanh nghiệp: Xu hướng và thách thức là hoạt động thuộc dự án Hub4Growth do ĐH Đà Nẵng làm chủ dự án được Cộng đồng châu Âu tài trợ với kinh phí là 742.129 Euros.

Hội thảo quốc tế lần này sẽ tiếp tục hướng đến mục đích tạo diễn đàn kết nối giữa các doanh nghiệp, ngành công nghiệp và học viện từ các tổ chức châu Á và châu Âu, nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục những khó khăn trong thách thức mới trong mối quan hệ hợp tác đại học - doanh nghiệp của các trường đại học châu Á.

Có hơn 19 bài báo cáo tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học và các các diễn giả trong nước và quốc tế được trình bày, giới thiệu tại 5 phiên thảo luận của Hội thảo.

Nội dung các bài tham luận tập trung trao đổi, thảo luận, các bài học kinh nghiệm của đại học, doanh nghiệp; đồng thời chia sẻ những giải pháp hữu ích, thiết thực trong công tác phát triển hợp tác đại học - doanh nghiệp trước xu hướng và thách thức mới.

GS.TS Trần Văn Nam – Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho hay: Hub4Growth là dự án đầu tiên của Erasmus+ do một đại học của Việt Nam là chủ dự án. Thời gian thực hiện dự án là 3 năm từ 2016 đến hết năm 2018.

Tham gia dự án có 4 trường đại học ở châu Âu (London Metropolitan University – Vương quốc Anh, University of the Peloponnese - Hy Lạp, Mykolas Romeris University – Lithuania và Agora Iinstitute for Knowledge Management – Tây Ban Nha), 8 trường đại học ở châu Á (Royal University of Phnom Penh – Campuchia, Svay Rieng University – Campuchia, Tribhuvan University – Nepal, Purbanchal University – Nepal, Mongolian National University of Medical Sciences – Mông Cổ, CITI Institute of Mongolia – Mông Cổ, Đại học Thăng Long và Đại học Đà Nẵng của Việt Nam) và 4 Chamber of Commerce and Industry của 4 quốc gia châu Á tham gia dự án

“Mục tiêu của dự án là hỗ trợ các trường đại học ở châu Á tăng cường năng lực về hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp. Nội dung dự án tập trung vào 2 nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ cho các trường đại học châu Á (tối thiểu 20 cán bộ của mỗi đại học châu Á sẽ được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn tại châu Âu về kiến thức và kỹ năng phát triển hợp tác với doanh nghiệp) và thành lập các Trung tâm quan hệ Nhà trường – Doanh nghiệp (University – Enterprise Center) tại các trường đại học châu Á.

Các đại học châu Âu sẽ xây dựng chương trình đào tạo/bồi dưỡng, phát triển các tài nguyên (sách, tài liệu hướng dẫn, trang web đào tạo trực tuyến, tổ chức các đợt tham quan thực tế và lớp bồi dưỡng,...) để giúp tăng cường năng lực hợp tác với doanh nghiệp cho các đại học châu Á”, GS.TS Trần Văn Nam cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ