Hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc phải nhập khẩu

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thì có trên 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu.

Hiện nay, trên 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước phải nhập khẩu. Ảnh minh họa
Hiện nay, trên 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước phải nhập khẩu. Ảnh minh họa

Đến nay, ngành dược Việt Nam đã có sự thay đổi vượt bậc. Dù vậy, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thì có trên 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu.

Ông Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đang tích cực hoàn thiện sửa đổi Dự án Luật Dược sửa đổi với 5 chính sách quan trọng. Trong đó, có chính sách ưu tiên đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp dược trong nước.

“Hiện nay, trên 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước phải nhập khẩu. Trong khi đó, nguồn dược liệu của chúng ta rất phong phú. Vì thế, chúng ta cần có chính sách ưu tiên để thu hút phát triển ngành công nghiệp dược, nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Cũng theo ông Tuyên, Dự án Luật Dược sửa đổi sẽ tiến hành cải cách hành chính tối đa và phân cấp, phân quyền để làm sao thuốc đến người dân nhanh nhất, chất lượng, giá cả hợp lý.

“Đến giờ, chúng ta cơ bản khắc phục được vấn đề thiếu thuốc và vật tư y tế. Tới đây, khi Luật Dược được ban hành cũng sẽ từng bước khắc phục tồn tại. Dự kiến trong năm nay, Bộ Y tế sẽ ban hành 41 thông tư để giải quyết khó khăn vướng mắc. Trong tháng 5, bộ sẽ ban hành các thông tư liên quan hướng dẫn Luật Đấu thầu, hiện các đơn vị rất cần”, ông Tuyên nói.

Trước đó, Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu chung của chiến lược nhằm phát triển ngành dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đảm bảo tiếp cận thuốc cho người dân với mức chi phí hợp lý.

Đồng thời, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/ chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN.

Việt Nam cũng phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phát triển dược liệu, thuốc và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu làm thuốc; tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.