Hơn 500 vận động viên dự Hội thao Trường ĐH Mở TPHCM

GD&TĐ - Ngày 27/3, Trường Đại học Mở TPHCM tổ chức Hội thao truyền thống sinh viên lần thứ 21 năm học 2023-2024.

Đại diện cho các đơn vị tham dự Hội thao truyền thống sinh viên lần thứ 21 tại lễ khai mạc. (Ảnh: NTCC).
Đại diện cho các đơn vị tham dự Hội thao truyền thống sinh viên lần thứ 21 tại lễ khai mạc. (Ảnh: NTCC).

Hội thao diễn ra từ ngày 27/3 đến 30/4 với 9 bộ môn thi đấu gồm: Bóng đá futsal Nam, bóng đá futsal Nữ; bóng chuyền Nam, bóng chuyền Nữ; cầu lông đôi; bơi lội; bóng bàn đôi; bóng rổ; kéo co; nhảy hiện đại; việt dã.

Tham dự có TS. Lê Nguyễn Quốc Khang - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TPHCM - Trưởng Ban chỉ đạo Hội thao, lãnh đạo các đơn vị, viên chức, người lao động thuộc Trường, vận động viên, cổ động viên đến từ các trung tâm, khoa.

Tham dự hội thao có 500 vận động viên là sinh viên đang theo học hệ chính quy bậc đại học, văn bằng 2, liên thông; học viên Sau đại học; sinh viên hệ Đào tạo từ xa và vừa làm vừa học hiện đang học tập ở các cơ sở của Trường tại TPHCM.

Đại diện Ban tổ chức trao cúp cho các vận động viên được giải Nhất của Trường. (Ảnh: NTCC).

Đại diện Ban tổ chức trao cúp cho các vận động viên được giải Nhất của Trường. (Ảnh: NTCC).

"Đây là sự kiện được tổ chức hai năm một lần, với mong muốn tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện tinh thần thể thao, rèn luyện sức khỏe, tăng cường giao lưu và gắn kết giữa sinh viên các bậc, hệ đào tạo thuộc Trường", ông Khang phát biểu tại buổi khai mạc.

Bên cạnh đó, hội thao sẽ tuyển chọn những sinh viên có năng khiếu để thành lập đội tuyển thể thao đại diện Trường tham dự các giải cấp Thành phố và toàn quốc.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.