Trong đó có trên 34.600 thí sinh điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến; trên 9.500 thí sinh điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển; 13 thí sinh điều chỉnh khu vực ưu tiên; 12 thí sinh điều chỉnh đối tượng ưu tiên. Về cơ bản, mọi việc diễn ra bình thường, hệ thống ổn định.
Theo quy định, từ ngày 22/7 đến ngày 31/7, thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Cụ thể, từ ngày 22/7 đến ngày 29/7, thí sinh sẽ điều chỉnh nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến. Từ ngày 22/7 đến 31/7 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu đăng ký xét tuyển.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) khuyến nghị, thí sinh nào tăng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển thì nên chọn hình thức điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu ĐKXT. Các trường hợp còn lại nên thay đổi bằng hình thức trực tuyến để mình có thể làm chủ và kiểm soát được quá trình thay đổi nguyện vọng”.
TS Nguyễn Đào Tùng. Ảnh: Sỹ Điền |
Còn theo TS Nguyễn Đào Tùng – Trưởng Ban Quản lý đào tạo Học viện Tài chính, thời gian đầu thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường ĐHCĐ, nhưng có trường hợp thí sinh “ảo tưởng sức mạnh” nên bỏ qua ngành đăng ký lúc đầu và tự mình đánh mất cơ hội trúng tuyển vào ngành học đó.
Sau đó, thí sinh phải chấp nhận học ở một trường không được như ý. “Chẳng hạn, thí sinh thay đổi nguyện vọng lên một trường cao hơn, kết quả là thí sinh không trúng tuyển vào trường này” – TS Nguyễn Đào Tùng dẫn giải.
Từ thực tế trên, TS Nguyễn Đào Tùng lưu ý, việc thay đổi nguyện vọng phải có chiến lược rõ ràng và phải ghi nhớ cẩn thận. Kinh nghiệm là, các em nên viết ra giấy rồi chụp lại, để lúc nào cần các em có thể kiểm tra được ngay. Đặc biệt, tránh tính trạng, thí sinh đăng ký rồi nhưng không vào website của trường để xem kết quả nên không biết mình đỗ vào đâu.