Hơn 200 nhà khoa học tham gia hội thảo về thời đại Hùng Vương

GD&TĐ - Ngày 24/9, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc gia “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam” đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý…

Hội thảo khoa học quốc gia "Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam" diễn ra trong cả ngày 24/9, tại Hà Nội. Ảnh: Bình Thanh.
Hội thảo khoa học quốc gia "Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam" diễn ra trong cả ngày 24/9, tại Hà Nội. Ảnh: Bình Thanh.

Đến dự Hội thảo khoa học quốc gia "Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam" có GS.TS Nguyễn Xuân Thắng – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; ông Vũ Oanh – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên trưởng ban dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Nghiên cứu và phát triển văn hóa Hùng Vương; PGS.TS Phạm Văn Đức - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; GS.TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam; PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam…

Một thời đại có ý nghĩa quan trọng

Phát biểu chào mừng hội thảo, PGS.TS Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, trong lịch sử Việt Nam, thời đại Hùng Vương có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là giai đoạn mở đầu cho lịch sử dựng nước của dân tộc ta.

Thời đại này đã được các sử gia ghi chép lại khá sớm trong các bộ chính sử, tuy nhiên tư liệu chủ yếu dựa trên thư tịch và truyền thuyết và đều coi đây là thời kỳ truyền thuyết.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trong cả nước. Ảnh: Bình Thanh.
 Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trong cả nước. Ảnh: Bình Thanh.

Đến năm 1968, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, một chương trình khoa học liên ngành quốc gia nghiên cứu về thời đại Hùng Vương dựng nước ra đời. Các bài nghiên cứu đã trình bày trong hội nghị và được công bố trong 4 tập “Hùng Vương dựng nước”.

Trong suốt 50 năm qua, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thường xuyên quan tâm đến vấn đề này, các nhà khoa học vẫn tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn các vấn đề của thời đại Hùng Vương.

Hai năm chuẩn bị

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Trần Đức Cường – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nêu rõ: “Trong 50 năm qua, giới nghiên cứu trong nước với sự tham gia của một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những nghiên cứu mới với nhiều kết quả khả quan về thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam.

Các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực hoạt động đã đạt nhiều thành tựu mới, làm rõ nét hơn về thời đại Hùng Vương.

Vì vậy, từ hội nghị về Hùng Vương dựng nước được tổ chức lần đầu, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển văn hóa Hùng Vương, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội Lịch sử Việt Nam đồng tổ chức hội thảo nhằm tập hợp, tổng kết đánh giá những kết quả nghiên cứu mới trong gần 50 năm qua và đưa ra những đề xuất cho các bước phát triển tiếp theo nghiên cứu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về thời đại Hùng Vương".

Tiết mục hát quan họ trước giờ diễn ra hội thảo. Ảnh: Bình Thanh.
 Tiết mục hát quan họ trước giờ diễn ra hội thảo. Ảnh: Bình Thanh.

Theo ban tổ chức, Hội thảo khoa học quốc gia “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam” đã được lên ý tưởng và chuẩn bị trong suốt 2 năm qua.

Cuốn kỷ yếu đồ sộ của hội thảo, dày hơn 700 trang tập hợp 69 bài tham luận của 77 chuyên gia ở khắp 3 miền Bắc - các chuyên ngành như Khảo cổ học, Cổ nhân học, Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, Lịch sử Việt Nam, Dân tộc học, Bảo tàng học, Ngôn ngữ học, Văn hóa dân gian… được ban tổ chức chuẩn bị một cách công phu.

“Cuộc hội thảo góp phần vào đánh giá kết luận về thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam, đóng góp tích cực vào công việc xây dựng Bộ Quốc sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Đồng thời, thông qua hội thảo, chúng ta rút ra những bài học quý báu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như giữ gìn, phát huy những giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc; đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước của dân tộc ta cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc kết hoạch 5 năm phát triển kinh tế (2015 - 2020) và thiết thực chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII” – Thiếu tướng Phạm Văn Dần – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển văn hóa Hùng Vương nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.