Hơn 18.000 lượt ý kiến không hài lòng khi khám tại bệnh viện công TP.HCM

GD&TĐ - Đây là năm thứ ba liên tiếp Sở Y tế triển khai khảo sát ý kiến không hài lòng của người dân qua hệ thống ki-ốt đặt tại khoa Khám bệnh của các bệnh viện, kết quả khảo sát giúp các bệnh viện chủ động cải tiến...

Ảnh minh họa: NLĐ
Ảnh minh họa: NLĐ

Sở Y tế TP.HCM vừa phát đi thông báo về kết quả khảo sát ý kiến không hài lòng của người dân khi đến khám bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố năm 2020.

Đây là năm thứ ba liên tiếp Sở Y tế triển khai khảo sát ý kiến không hài lòng của người dân qua hệ thống ki-ốt đặt tại khoa Khám bệnh của các bệnh viện, kết quả khảo sát giúp các bệnh viện chủ động nắm bắt những khâu nào của quy trình khám bệnh cần được cải tiến, hướng đến mục tiêu làm tăng sự hài lòng của người bệnh.

Qua phần mềm tổng hợp và phân tích dữ liệu khảo sát không hài lòng tại các bệnh viện công lập cho thấy trong năm 2020 có 18.395 lượt ý kiến phản ánh không hài lòng được ghi nhận qua hệ thống ki-ốt, giảm 50.35% so với cùng kỳ năm 2019 (18.395 lượt) và giảm 62.84% so với cùng kỳ năm 2018 (49.498 lượt).

Tổng số lượt ý kiến không hài lòng của người bệnh năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, 2018.

Tổng số lượt ý kiến không hài lòng của người bệnh năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, 2018.

Hầu hết các nội dung khảo sát đều có số lượt ý kiến không hài lòng giảm rõ so với cùng kỳ, trong đó có 07 nội dung có số lượt phản ánh không hài lòng giảm nhiều nhất trong năm vừa qua (trên 50%) là:

“Dịch vụ giữ xe khi đến bệnh viện khám bệnh” (846 lượt, giảm 55.26% ), “Khâu mua thuốc, cấp phát thuốc bảo hiểm y tế” (1.154 lượt,  giảm 54.08 %), “Nhà vệ sinh phục vụ người bệnh của bệnh viện” (1.217 lượt, giảm 53.74 %);

“Chỗ ngồi chờ khám, chờ xét nghiệm”  (1.107 lượt,  giảm 53.05 %), “Cách hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ” (1.395 lượt, giảm 51.76%), “An ninh, trật tự của bệnh viện” (759 lượt, giảm 51.66%), “Thời gian chờ làm xét nghiệm, siêu âm, chụp phim” (1.386 lượt, giảm 51.04%).

Số lượt ý kiến không hài lòng của người bệnh năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Số lượt ý kiến không hài lòng của người bệnh năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy tổng số lượt ý kiến không hài lòng có giảm, nhưng những nội dung sau vẫn chiếm tỷ lệ nổi trội và cần được các bệnh viện xem là những vấn đề ưu tiên trong cải tiến chất lượng phục vụ người bệnh tại khoa Khám bệnh của các bệnh viện: (1) Khâu làm thủ tục đăng ký khám, (2) Thái độ ứng xử, giao tiếp của nhân viên bệnh viện, (3) Cách hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ, (4) Thời gian chờ làm xét nghiệm, siêu âm, chụp phim, (5) Nhà vệ sinh phục vụ người bệnh của bệnh viện, (6) Thông tin, hướng dẫn cho người bệnh.

Sở Y tế đề nghị các bệnh viện tiếp tục phát huy, duy trì hoạt động lấy ý kiến không hài lòng của người bệnh tại khoa Khám bệnh và khảo sát trải nghiệm người bệnh nội trú.

Đây là những hoạt động thiết thực, là căn cứ thực tiễn giúp định hướng và chọn lựa ưu tiên nguồn lực triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng, tập trung vào các nội dung mà người bệnh chưa hài lòng khi đến khám bệnh và những trải nghiệm chưa tốt của người bệnh khi nằm điều trị nội trú tại bệnh viện.

Trong đợt kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2020 sắp tới, Sở Y tế sẽ kiểm tra thực tế về hoạt động khảo sát ý kiến không hài lòng của người bệnh tại các khoa Khám bệnh và hoạt động khảo sát trải nghiệm của người bệnh nội trú tại các khoa nội trú của các bệnh viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.