Hội thảo quy tụ nhiều học giả, nhà nghiên cứu uy tín về triết học Marx tham dự như: PGS.TS. Đặng Hữu Toàn - Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyên Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch - Giám đốc Trung tâm Lý luận Chính trị, ĐHQG-HCM, TS. Nguyễn Anh Quốc -Trưởng Khoa Triết học, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM…và đông đảo giảng viên, sinh viên của trường cùng dự.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS TS Huỳnh Thành Đạt- Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết: ngày 5/5/1818 đã, đang và mãi đi vào lịch sử nhân loại với tư cách ngày ra đời một vĩ nhân, nhà tư tưởng thiên tài, nhà các mạng vĩ đại, người sáng lập học thuyết khoa học và cách mạng có giá trị to lớn nhất trong mọi thời đại –Các Mác.
Học thuyết khoa học và cách mạng của Mác đã được hình thành và phát triển trong bối cảnh hiện thực của châu Âu giữa thế ký XIX. Song, sự hình thành và phát triển của học thuyết đó không phải là tách rời những trào lưu trước đó của tư tưởng xã hội, nó là kết quả kế thừa hợp lý tất cả những gì ưu tú nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra trong lĩnh vực nhận thức tự nhiên về đời sống xã hội. Nó đã dựa trên tất cả những thành tựu của tư tưởng xã hội, đặt biệt là trên những thành tựu của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới. Mác xây dựng nêm chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, đã đập tan các trường phái triết học duy tâm, siêu hình.
Mác đã tìm ra quy luật vận động của các phương thức sản xuất và xã hội tư bàn. Bằng cách vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác đã phát triển ra quy luật giá trị thặng dư và vạch ra các quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Mác đã chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lựu lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất.
Chủ nghĩa Mác đã ra đời và phát triển hơn 170 năm, tính từ năm xuất bản Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848) - văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
Nếu như thời kỳ ra đời của chủ nghĩa Mác là lúc đang diễn ra cuộc CMCN lần thứ nhất thì đến nay đã và đang diễn ra cuộc CMCN lần thừ tư. Đây là khoảng thời gian dài, với những biến đổi lớn của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.
Lúc sinh thời Các Mác đã nhiều lần khẳng định học thuyết của ông không phải là hoàn thiện, bất biến, không phải là giáo điều mà chỉ là kim chỉ nam cho hành động.
Nó gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng, với thực tiễn vận động của lịch sử kinh tế- xã hội. Do vậy, những người cách mạng đời sau cần phải liên tục bổ sung và phát triển làm cho học thuyết Mác trở nên hoàn chỉnh, gắn với thực tiễn cách mạng đang vận động và trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các tư tưởng, học thuyết tiến bộ trên thế giới để làm sâu sắc, sống động và hiện thực chủ nghĩa Mác.
Ý nghĩa thời đại và sức sống của chủ nghĩa Mác chính là cơ sở để chúng ta khẳng định xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã xác định khi lựa chọn con đường đổi mới là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở khoa học, PGS TS Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh...
Hội thảo đã nhận được hơn 100 bài tham luận có giá trị lý luận và thực tiễn cao, các bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và hoạt động chính trị trong nước, tập trung vào bốn nội dung chính: (1) Những di sản vĩ đại và đóng góp của Karl Marx đối với lịch sử nhân loại; (2) Sức sống của chủ nghĩa Marx trong thời đại ngày nay; (3) Những kinh nghiệm vận dụng chủ nghĩa Marx trong lịch sử; (4) Nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Marx tại Việt Nam trong bối cảnh mới.
Tại hội thảo các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận của các nhà khoa học với các chủ đề: Các Mác và triết học Mác trong thế giới đương đại; Vấn đề con người trong “ Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844”; Giá trị bền vững của học thuyết Mác đối với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Vấn đề sử hữu -Từ hiện thực suy ngẫm về quan niệm của Các Mác; Những sơ cơ khẳng định sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay; Các Mác đang đồng hành cùng nhân loại trong thế kỷ XXI; Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin và biểu hiện của nó trong quá trình đổi mới ở Việt Nam; Lý luận phân phối theo lao động của Các Mác với cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ công chức, viên chức…