Hội thảo khoa học CITA 2016: Công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực

GD&TĐ - Sáng 18/11, Trường CĐ Công nghệ Thông tin phối hợp với Ban Kho học, Công nghệ và Môi trường – ĐH Đà Nẵng tổ chức hội thảo nghiên cứu khoa học CITA 2016 lần thứ 5 “Công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực” và chương trình PISI – CIT 2016 “Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo công nghệ thông tin”. 

Hội thảo nghiên cứu khoa học CITA 2016 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay cả về chất lượng và số lượng các công trình nghiên cứu, cũng như quy mô, số lượng tác giả, nhà khoa học tham gia.
Hội thảo nghiên cứu khoa học CITA 2016 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay cả về chất lượng và số lượng các công trình nghiên cứu, cũng như quy mô, số lượng tác giả, nhà khoa học tham gia.

Dự Hội thảo có PGS.TS Ngỗ Văn Dưỡng – Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng, TS. Trần Tấn Vinh – Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thông tin – ĐH Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, cùng gần 200 nhà khoa học, nhà nghiên cứu lĩnh vực công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài.

Hội thảo nghiên cứu khoa học CITA 2016 lần thứ 5 “Công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực” và chương trình PISI – CIT 2016 “Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo công nghệ thông tin” có mục đích thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học công nghệ, chia sẻ các chủ đề và định hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng.

Qua 5 năm tổ chức, hội thảo nghiên cứu khoa học CITA đã thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học trong nước và nước ngoài, có 244 bài báo khoa học tuyển chọn đăng trên kỷ yếu hội thảo và 89 bài báo khoa học đăng trên 4 số riêng của tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Đà Nẵng.

Hội thảo nghiên cứu khoa học CITA 2016 lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay cả về chất lượng và số lượng các công trình nghiên cứu, cũng như quy mô, số lượng tác giả, nhà khoa học tham gia.

Nhiều vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng đã được các đại biểu tham gia bàn luận, trao đổi và chia sẻ. Trong đó tập trung một số nội dung cơ bản như: “Tái nhận dạng người dựa trên việc phân tích các siêu điểm ảnh” – nhóm tác giả Trương Công Dung Nghi, Chế Viết Nhật Anh, Đỗ Hồng Tuấn, Hồ Phước Tiến; “Tổng quan các phương pháp nhận dạng khuôn mặt dựa trên đặc trưng cạnh” – nhóm nghiên cứu Đặng Nguyên Châu, Đỗ Hồng Tuấn; “Biểu diễn ngữ cảnh nhằm khử nhập nhằng trong khai triển chữ viết bằng bộ phân lớp Naïve Bayes” – các tác giả Nguyễn Văn Quý, Triệu Thị Ly Ly, Ninh Khánh Duy;…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Dấu hiệu rạn nứt

GD&TĐ - Quan hệ đồng minh thân cận giữa Mỹ và Israel đang có dấu hiệu rạn nứt do bất đồng quan điểm trong kế hoạch quân sự tại Gaza của quân đội Do Thái.
Hệ thống S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.

'Không có chuyện S-400 đến Kiev'

GD&TĐ - Theo Forbes, cả Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đều vừa tái khẳng định, không có chuyện họ gửi những hệ thống phòng thủ S-300 và S-400 cho Ukraine.