Hội đồng châu Âu thông qua giá trần các sản phầm dầu mỏ Nga

GD&TĐ - Hội đồng châu Âu đã chính thức thông qua quyết định áp đặt mức giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga.

(Ảnh: TASS)
(Ảnh: TASS)

Ngày 4/2, các văn phòng báo chí của Hội đồng Châu Âu và Ủy ban Châu Âu công bố mức giá trần được áp dụng đối với các sản phẩm dầu mỏ Nga vận chuyển bằng đường biển là: 100 USD đối với nhiên liệu cao cấp như diesel và 45 USD đối với các sản phẩm được giảm giá như dầu mazut.

Mức giá trần sẽ có hiệu lực đối với các doanh nghiệp phương Tây, các công ty hậu cần và vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của phương Tây. Thời gian chuyển tiếp sẽ bắt đầu từ ngày 5/2 và kéo dài 55 ngày.

Mức giá trần đầu tiên đối với các sản phẩm xăng dầu được giao dịch chiết khấu so với dầu thô được đặt ở mức 45 USD/thùng, trong khi mức giá trần thứ hai đối với các sản phẩm dầu mỏ được giao dịch ở mức cao hơn so với dầu thô được đặt ở mức 100 USD/thùng - Hội đồng Châu Âu cho biết trong một tuyên bố.

Mức giới hạn giá sẽ được xem xét hai tháng một lần.

Mỹ, Canada, EU, Anh và Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện áp giá trần đối với dầu thô của Nga trên thị trường toàn cầu (ở mức 60 USD/thùng, áp dụng từ ngày 5/12/2022).

Trên thực tế, các quốc gia này cấm các công ty hậu cần của họ và nước ngoài vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu của Nga, nếu chúng được vận chuyển với giá cao hơn giá trần. Các công ty tài chính cũng bị cấm cung cấp bảo hiểm cho các lô hàng này.

Đáng chú ý, EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn các sản phẩm dầu mỏ của Nga bằng đường biển từ ngày 5/2, khiến việc áp giá trần là một nỗ lực nhằm tác động cụ thể đến thị trường toàn cầu.

Hiện tại, tất cả các mức giá trần đều được đặt ở mức gần với giá thị trường thực.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.