Học trực tuyến tại Sơn La: Nhiều học sinh gặp khó

GD&TĐ - Năm học 2021 - 2022, tỉnh Sơn La có trên 300 nghìn học sinh các cấp.

Gần 216 nghìn học sinh ở Sơn La thiếu thiết bị để học trực tuyến.
Gần 216 nghìn học sinh ở Sơn La thiếu thiết bị để học trực tuyến.

Nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, phải chuyển sang dạy học trực tuyến thì gần 216 nghìn học sinh sẽ “mếu dở, khóc dở” vì chưa đủ điều kiện dự học.

PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, địa phương vẫn quán triệt, thực hiện phương châm: “Học sinh dừng đến trường, nhưng không dừng học”. Ngay sau khai giảng, tất cả đơn vị không thuộc khu vực phải giãn cách xã hội đã sớm bước vào giảng dạy nội dung chính của chương trình.

Tại huyện Phù Yên do dịch diễn biến phức tạp, toàn ngành đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với tình huống xấu có thể xảy ra. Các trường sẵn sàng chuyển sang hình thức dạy - học phù hợp, có thể là dạy học trực tuyến, trên truyền hình hoặc giao bài trực tiếp. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức với toàn ngành là rất lớn.

Kết quả khảo sát mới đây cho thấy, toàn tỉnh hiện có 215.926 học sinh chưa đủ điều kiện học trực tuyến. Trong đó, 197.525 học sinh đang cần hỗ trợ thiết bị học tập. Cũng theo thống kê, rất nhiều học sinh gặp khó khăn do thiếu các thiết bị, đường truyền để học trực tuyến. Nhiều nhất ở bậc tiểu học với gần 115 nghìn em, THCS là hơn 69 nghìn học sinh và THPT là trên 11 nghìn em.

Theo tính toán của Sở GD&ĐT Sơn La, nếu triển khai cho học sinh đồng loạt học qua truyền hình sẽ có khoảng 70.000 học sinh không thể tiếp cận được vì gia đình không có tivi. Bên cạnh đó, trên 111 nghìn gia đình dù có tivi nhưng không bắt được sóng Truyền hình Sơn La bởi các hộ sống rải rác ở khu vực núi cao, biên giới xa xôi.

Tà Hộc là xã vùng cao khó khăn của huyện Mai Sơn. Thầy Điêu Chính Quỳnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tà Hộc (trường TH&THCS), cho biết: Nếu phải học trực tuyến thì sẽ rất khó khăn. Hầu hết học sinh trong trường đều không có đủ thiết bị để học.

Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn) được đánh giá thuận lợi hơn các trường khu vực biên giới, vùng cao, song ở đây cũng chưa thể dạy trực tuyến bởi học sinh không có đủ thiết bị học tập.

“Lớp học được trang bị tivi. Thầy cô cũng có đầy đủ thiết bị để phục vụ công tác dạy học trực tuyến. Thế nhưng, về phía học sinh không có đủ điện thoại, máy tính kết nối Internet để học tập. Ví như một gia đình có 2 con đi học, mượn được máy tính, điện thoại của bố mẹ cũng chỉ ở thời điểm nhất định. Và đặc biệt, hai con sẽ không thể học chung nhau trên cùng một thiết bị được”, cô Trần Thị Nga - Hiệu trưởng nhà trường bộc bạch.

Theo cô Nga, toàn trường có hơn 70 học sinh theo học lớp 9, qua khảo sát chỉ 15 em có đủ thiết bị để học trực tuyến. Những học sinh còn lại phải học bằng hình thức đưa bài về nhà nếu buộc phải chuyển “trạng thái”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.