Học sinh gửi gắm thông điệp về lối sống xanh qua sản phẩm tái chế

GD&TĐ - Thông điệp về lối sống xanh, bảo vệ môi trường được thể hiện qua hơn 600 sản phẩm tái chế độc đáo của HS phường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội).

Trao giải Nhất cho các học sinh có sản phẩm tái chế đoạt giải Nhất.
Trao giải Nhất cho các học sinh có sản phẩm tái chế đoạt giải Nhất.

Để một mùa hè có ý nghĩa hơn đối với học sinh, Trường Tiểu học Ái Mộ B, quận Long Biên (Hà Nội) phát động cuộc thi “Vui hè xanh cùng sản phẩm tái chế”. Lễ trao giải Cuộc thi được tổ chức sáng 24/8.

Phát động từ 8/7/2024, Cuộc thi đã thu hút hơn 600 học sinh trên địa bàn phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội tham gia, với 628 sản phẩm dự thi gửi về Ban tổ chức.

Cô Hoàng Thị Bích Thu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ái Mộ B cho biết: “Vui hè xanh cùng sản phẩm tái chế” không chỉ là một cuộc thi, khuyến khích việc tái chế vật liệu để tạo ra những sản phẩm thú vị, hữu ích, mà còn là thông điệp về một lối sống xanh và bền vững để bảo vệ môi trường.

Để tạo ra sản phẩm tái chế, học sinh đã trải qua giai đoạn nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm và hoàn thiện. Quá trình này không chỉ giúp các em học sinh phát triển kỹ năng sáng tạo, mà còn rèn luyện khả năng tự quản lý, hợp tác.

Sau cuộc thi, bên cạnh những sản phẩm tái chế độc đáo, rất nhiều hình ảnh, video clip chia sẻ về quá trình làm sản phẩm đã được gửi về Trường Tiểu học Ái Mộ B.

Từ những vật liệu như bìa, túi ni lông, chai nhựa, vỏ lon, vải…, học sinh đã tận dụng, tái chế để tạo ra những sản phẩm vô cùng hữu ích. Những chiếc giỏ xách, đồng hồ, đến mô hình nhà cửa, chậu hoa, lọ hoa, lô-gô, bản đồ, dụng cụ học tập, trò chơi thông minh… tất cả đều được làm từ những vật liệu tưởng chừng như không còn giá trị sử dụng. Bằng sự sáng tạo và khéo léo, các em học sinh đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc, ý nghĩa.

Học sinh giới thiệu quá trình thực hiện các sản phẩm tái chế độc đáo.

Ban tổ chức đã chấm và chọn ra 70 giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích để vinh danh 70 học sinh đã có những sản phẩm đẹp, ý nghĩa, lan tỏa được tình yêu, trách nhiệm bảo vệ môi trường đến cộng đồng.

Cuộc thi cũng nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ tận tình từ phía gia đình học sinh, các thầy cô giáo. Tham gia cùng các con, hỗ trợ, trao đổi, định hướng tìm kiếm nguồn vật liệu, hỗ trợ con trong quá trình thiết kế và hoàn thiện sản phẩm.

Điều này góp phần gắn bó tình thân gia đình, sự gắn kết gia đình và nhà trường cùng hướng tới những giá trị giáo dục tích cực: chia sẻ, hợp tác, sử dụng thời gian hữu ích, ý thức trách nhiệm với cộng đồng,...

“Cuộc thi không chỉ là sân chơi sáng tạo mà còn là cơ hội để các em học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Thông qua việc tái chế và tái sử dụng, các em đã học được cách giảm thiểu rác thải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Những sản phẩm tái chế không chỉ đẹp mắt làm đẹp cuộc sống mà còn mang thông điệp mạnh mẽ về lối sống xanh và bền vững”, cô Hoàng Thị Bích Thu chia sẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh các sản phẩm tái chế của học sinh tham gia Cuộc thi:

tai che.JPG
tai che 6.JPG
tai che 5.JPG
tai che 4.JPG
tai che 3.JPG
tai che 2.JPG
tai che 1.JPG
tai che 8.JPG

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT

Đến với bài thơ hay: Món quà diệu kỳ

GD&TĐ -Nhà thơ Tô Hà đã phác họa bức tranh về một lớp học đặc biệt dành cho trẻ em khiếm thính mà ở đó toát lên niềm đam mê và khát khao con chữ của học trò

Nhiên liệu hàng không từ thực vật có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong việc giảm lượng khí thải carbon.

Cuộc cách mạng nhiên liệu hàng không

GD&TĐ - Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Washington (WSU, Mỹ) có thể đã tìm ra cách biến chất thải nông nghiệp thành nhiên liệu hàng không.

Tác phẩm 'Hải Phòng những đêm không ngủ' của Vũ Văn Lâm (Hải Phòng) - Huy chương Vàng thể loại hiện thực. Ảnh: BTC

Thưởng lãm ảnh nghệ thuật xuất sắc

GD&TĐ - Sau Hà Nội, Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024 sẽ tiếp tục được trưng bày tại tòa nhà số 15 Lê Lợi, TP Huế từ 25/10 đến ngày 3/11.