Học sinh đất mũi yên tâm vì được hỗ trợ học trực tuyến

GD&TĐ - Sau khai giảng, tỉnh Cà Mau hỗ trợ gần 2 tỷ đồng học bổng và thiết bị học trực tuyến cho HS nghèo. Ngành Giáo dục kết hợp nhà mạng xử lý, nâng cấp đường truyền để việc dạy, học trực tuyến thuận lợi hơn.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau trao thiết bị học trực tuyến cho HS hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: T.Sắc.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau trao thiết bị học trực tuyến cho HS hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: T.Sắc.

Dạy, học trực tuyến kết hợp trực tiếp ứng phó dịch bệnh

Thống kê của Sở GD&ĐT Cà Mau, khai giảng năm học 2021 - 2022 hình thức trực tuyến ngày 13/9 có 365/369 trường phổ thông trên địa bàn tỉnh tổ chức.

Lễ khai giảng diễn ra trang trọng, tạo được sinh khí của ngày khai trường. Tỷ lệ học sinh các cấp học theo dõi lễ khai giảng trực tuyến cấp THPT đạt khoảng 90%, cấp THCS đạt khoảng 75%, cấp Tiểu học đạt khoảng 60%.

Phần mềm ứng dụng chủ yếu qua K12 của Viettel và vnEdu của VNPT, ngoài ra một số phần mềm khác như Zalo, Fecebook, Zoom, Google MEET….

Tỉnh có 4 trường tổ chức khai giảng trực tiếp: Trường Tiểu học Hòa Mỹ 1, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước; Trường Tiểu học Thới Bình C, xã Thới Bình, huyện Thới Bình; Trường THCS Hàm Rồng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn; Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Theo ông Phạm Hoàng Gan, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, tỉnh tổ chức dạy, học sau khai giảng, từ lớp 1 đến lớp 8 tổ chức lớp học trực tuyến nhằm hướng dẫn học sinh làm quen với phần mềm dạy học, rèn luyện kỹ năng, nội quy, quy định về việc học trực tuyến; tổ chức ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức; chưa tổ chức dạy học chương trình chính khóa năm học 2021 - 2022.

Từ lớp 9 đến lớp 12, tổ chức các lớp dạy và học trực tuyến theo chương trình chính khóa, bắt đầu ngay sau lễ khai giảng. 

Với 4 trường tổ chức dạy học trực tiếp sau lễ khai giảng, Trường Tiểu học Hòa Mỹ 1 và Trường Tiểu học Thới Bình C, tổ chức dạy học 2 ca. Trường THCS Hàm Rồng, chia làm 2 ca học. Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc, học sinh điểm chính học trực tiếp, điểm lẻ học trực tuyến.

Sau khi nắm thông tin về đường truyền internet, Sở GD&ĐT đã làm việc với 2 nhà mạng xử lý, nâng cấp đường truyền để việc dạy và học trực tuyến thuận lợi và hiệu quả hơn.

Đối với học sinh chưa đủ điều kiện học trực tuyến, Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các nhà trường rà soát kỹ có biện pháp hỗ trợ các em học tập, theo hướng giáo viên giao bài tận nhà các em; tập hợp những em gần nhau thành nhóm nhỏ, giáo viên sẽ giao bài và trực tiếp hướng dẫn các em học tập.

Sở GD&ĐT tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành có liên quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương và các cơ sở giáo dục. Phối hợp với Tỉnh Đoàn để triển khai chương trình tiếp sức học sinh học trực tuyến tại nhà, như: Hướng dẫn học sinh truy cập, hướng dẫn học bài và hỗ trợ phương tiện học tập theo nhóm học sinh ở từng địa bàn nhỏ, lẻ.

Ông Nguyễn Minh Luân, GĐ Sở GD&ĐT Cà Mau trao thiết bị học trực tuyến cho HS hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: V.Hữu.
Ông Nguyễn Minh Luân, GĐ Sở GD&ĐT Cà Mau trao thiết bị học trực tuyến cho HS hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: V.Hữu.

Hỗ trợ kịp thời sau khai giảng

Ngay sau lễ khai giảng vào ngày 13/9, tỉnh Cà Mau hỗ trợ gần 2 tỷ đồng học bổng và thiết bị dạy học trực tuyến cho học sinh nghèo.

Theo đó, có tổng cộng có hơn 1000 suất học bổng trị giá hơn 1,2 tỉ đồng dành cho học sinh trong tỉnh. Trong đó, VNPT Cà Mau tài trợ 500 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng, tổng trị giá 500 triệu đồng và số còn lại do nhiều tổ chức, cá nhân tài trợ trực tiếp tại các đơn vị, trường học.

VNPT Cà Mau cũng tài trợ chương trình dạy và học trực tuyến, tổng trị giá 710 triệu đồng. Như vậy, ngay sau khai giảng, VNPT Cà Mau tài trợ học bổng và chương trình dạy và học trực tuyến, trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Cà Mau, chỉ trong tuần lễ vận động tiếp sức đến trường cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đầu năm học 2021 - 2022, đã có hơn 3 tỷ đồng của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong tỉnh hỗ trợ. 

Phó Giám đốc VNPT Cà Mau, bà Hồ Lệ Quyên cho biết: Bối cảnh dịch bệnh nhưng không thể ngăn cản được sứ mệnh của ngành Giáo dục là mang kiến thức đến với các em học sinh, nhất là học sinh hoàn cảnh khó khăn. Thấu hiểu những khó khăn của các cấp, các ngành và khách hàng, VNPT đem đến sản phẩm dạy và học trực tuyến VNPT-Elearning và dạy học trực tuyến trên truyền hình MyTV, với nhiều ưu điểm, thiết thực cho công tác dạy và học...

Theo ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, sau khi Sở tiến hành khảo sát, đã đứng ra vận động được 500 điện thoại thông minh để hỗ trợ cho 500 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Số điện thoại này có kết nối sẵn Internet nên các em nhận về là học trực tuyến được ngay và tiền internet cũng được nhà mạng hỗ trợ hết học kỳ.

“Nhu cầu nhiều, khả năng có hạn. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều tấm lòng đồng hành với ngành Giáo dục địa phương để học sinh có thiết bị, phương tiện, yên tâm học tập. Những phần quà có được sẽ là động lực tinh thần, tiếp thêm động lực và truyền lửa cho các em, giúp các em vững tin trên con đường học tập”, ông Luân cho biết.

Trước thềm năm học mới, VNPT Cà Mau hỗ trợ chương trình dạy và học trực tuyến VNPT-Elearning cho nhà trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau cùng với phần quà là những suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó, hiếu học, với tổng giá trị hơn 1,2 tỷ đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mùa Xuân trở lại

GD&TĐ -Mùa Xuân trên bản Sịa thường đến muộn cả tháng trời. Khi nơi nơi đang rộn rã đón mùa Xuân và Tết cổ truyền thì bản Sịa vẫn còn ngủ im trong băng giá.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Đường đến thành công

GD&TĐ - Dưới cái nắng như thiêu đốt mặt đất, đôi vợ chồng trẻ mới cưới Zhou Quan và Meng Lu rời khỏi vùng núi hẻo lánh của huyện Hội Ninh, tỉnh Cam Túc.