“Học nhờ” giữa Thủ đô

“Học nhờ” giữa Thủ đô

Vì một hộ dân mà chậm dự án

Năm 2011, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận địa điểm xây dựng Trường Mầm non Tiền Yên A tại thôn Yên Thái (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức). Ngày 16/5/2012, UBND huyện Hoài Đức đã có thông báo thu hồi 7.000m2 đất nông nghiệp của các hộ tại thôn Yên Thái. Giao UBND xã Tiền Yên thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư xây dựng dự án.

TP Hà Nội và UBND huyện Hoài Đức đã tiến hành các bước theo luật để đền bù GPMB, triển khai dự án theo đúng kế hoạch. Chấp hành chủ trương, các hộ dân đã đồng ý nhận đền bù hỗ trợ, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, hộ ông Nguyễn Tài Dũng không chấp hành, liên tục có khiếu nại tới các cấp thẩm quyền.

Để giải thích, UBND huyện, Thanh tra Thành phố đã nhiều lần có văn bản trả lời khiếu nại của ông Nguyễn Tài Dũng. Các cơ quan, đoàn thể của xã Tiền Yên cũng đã nhiều lần vận động gia đình ông Dũng chấp hành chủ trương chung. Tuy nhiên, ông Dũng không đồng tình.

Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và tiến độ xây dựng công trình thiết yếu, ngày 4/11/2019, UBND huyện Hoài Đức đã ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Nguyễn Tài Dũng. Tuy nhiên, các ngành chức năng của huyện vẫn chưa thực hiện ngay quyết định này. Tiếp tục nhiều lần kiên trì vận động, thuyết phục gia đình ông Nguyễn Tài Dũng nhận đền bù, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Nhưng gia đình ông Nguyễn Tài Dũng vẫn không đồng tình.

Vì vậy, ngày 25/7, UBND huyện Hoài Đức đã ra thông báo về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Nguyễn Tài Dũng. Sáng 30/7, UBND huyện Hoài Đức đã tổ chức đoàn cưỡng chế, phá dỡ công trình xây dựng, cây cối hoa màu trên diện tích 676 m2 của gia đình ông Nguyễn Tài Dũng và việc cưỡng chế đã diễn ra suôn sẻ.

“Học nhờ” giữa Thủ đô ảnh 1
Các bé Trường Mầm non Tiền Yên A học nhờ tại cơ sở Hợp tác xã nông nghiệp thôn Yên Thái.

Mơ ước ngày tựu trường với ngôi trường mới

Cô Tạ Thị Thanh Tâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tiền Yên A bày tỏ, ngôi trường mới là niềm mong mỏi chính đáng của rất nhiều người. Đặc biệt là mong chờ từ nhà trường và hàng trăm các phụ huynh học sinh trên địa bàn xã Tiền Yên.

Trường Mầm non Tiền Yên được thành lập từ năm 1996. Trường Mầm non Tiền Yên A tách ra từ năm 2015 đến nay. Từ ngày tách, nhà trường và các con phải đi học nhờ tại Hợp tác xã nông nghiệp của thôn Yên Thái.

"Dạy và học tại cơ sở Hợp tác xã nông nghiệp khiến cô trò nhà trường phải nỗ lực, khắc phục những khó khăn. Phòng Hội đồng nhà trường chung với Ban Giám hiệu. Nhà vệ sinh tiêu chuẩn cho các cháu không có…

Điều đáng nói, những "phòng học" ở đây được xây dựng từ năm 1997 và cũng bắt đầu xuống cấp. Hàng năm nhà trường đều phải tu sửa để bảo đảm an toàn cho các con học tập. Sân trường hẹp, bị ngập nước mỗi khi trời đổ mưa, phòng học nóng mùa hè và lạnh mùa đông… Khắc phục khó khăn nhà trường vẫn đạt những kết quả cao trong dạy và học. Nhà trường luôn là điểm sáng về giáo dục và đào tạo của huyện Hoài Đức...", cô Tâm cho biết.

“Học nhờ” giữa Thủ đô ảnh 2
Sáng 30/7, sau nhiều lần vận động, thuyết phục không có hiệu quả, ngành chức năng huyện Hoài Đức đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất với hộ ông Nguyễn Tài Dũng.

Trụ sở mới của Trường Mầm non Tiền Yên A gồm 2 tòa nhà 2 và 3 tầng. Sân vườn cơ bản đã xây dựng hoàn tất cùng công trình phụ trợ. Tuy nhiên, theo thiết kế còn thiếu hàng rào lan can, nội thất và mái vòm cổng, khu vườn cổ tích của trẻ... để trường mới hoàn tất đưa vào sử dụng.

"Năm học 2019 - 2020, nhà trường có 250 trẻ theo học tại 9 khối lớp. Năm học mới 2020 - 2021 dự kiến tổng số trẻ theo học tại trường khoảng 300 trẻ. Vị trí đất cưỡng chế thuộc khu vườn cổ tích của trẻ. Sau khi cơ quan chức năng cưỡng chế, nhà trường cùng các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đưa trụ sở mới vào kịp năm học 2020 - 2021...", cô Tâm chia sẻ.

Ông Vương Văn Lâm - Trưởng phòng GD&ĐT nhấn mạnh, Trường Mầm non Tiền Yên A là dự án quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện Hoài Đức.

"Được sự quan tâm lãnh đạo huyện Hoài Đức, Trường Mầm non Tiền Yên A đưa vào sử dụng đáp ứng được khoảng 400 trẻ theo học. Cơ sở mới sẽ bảo đảm tốt hơn về chất lượng. Các cơ quan chức năng, ngành giáo dục huyện đang đẩy nhanh tiến độ để đưa vào sử dụng trong năm học 2020 - 2021...", ông Mai Văn Lâm nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.