Học ngoại khóa với việc rèn luyện trí nhớ

GD&TĐ - Ngày 17/3, tại Đường Sách TPHCM, Công ty Cổ phần Đào tạo Tâm Trí Lực đã phối hợp với tổ Văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tổ chức buổi ngoại khóa giao lưu "Siêu trí nhớ học đường".

Quang cảnh buổi giao lưu với Siêu trí tuệ Việt Nam 2019, Kỷ lục gia Siêu trí nhớ Việt Nam 2019 Phạm Ngọc Bình
Quang cảnh buổi giao lưu với Siêu trí tuệ Việt Nam 2019, Kỷ lục gia Siêu trí nhớ Việt Nam 2019 Phạm Ngọc Bình

Chương trình có sự tham gia của diễn giả - thầy giáo Phạm Ngọc Bình –Siêu trí tuệ Việt Nam 2019, Kỷ lục gia Siêu trí nhớ Việt Nam 2019 cùng TS Quách Thu Nguyệt- Phó Ban thường trực Ban Tu thư ĐH Hoa Sen, tập thể thầy cô Tổ Ngữ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Tại buổi giao lưu, diễn giả Phạm Ngọc Bình chia sẻ về hành trình rèn luyện của có h để hình thành nên kỹ năng và trí nhớ siêu phàm. Diễn giả cũng đã cho các em học sinh biết được cơ duyên vì sao anh đến với cuộc thi Siêu trí tuệ Việt Nam năm 2019 và trở thành Kỷ lục gia Trí nhớ Việt Nam...

"Chẳng cần là một thiên tài, mỗi người trong chúng ta khi sinh ra đều có giá trị của riêng mình. Bạn hoàn toàn có thể làm chủ trí nhớ của chính mình và tỏa sáng với nó, chỉ cần bạn có một phương pháp đúng đắn và quan trọng hơn cả là sự quyết tâm cùng niềm tin vào chính bản thân”- diễn giả Phạm Ngọc Bình nói. 

Học sinh tham quan quầy sách tại buổi giao lưu và học ngoại khóa
Học sinh tham quan quầy sách tại buổi giao lưu và học ngoại khóa

Siêu trí nhớ học đường là khóa học online, ứng dụng các kỹ thuật ghi nhớ vào tất cả các môn học trong nhà trường từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 29 bài giảng về kỹ thuật ghi nhớ của kỷ lục gia trí nhớ thế giới Nguyễn Phùng Phong và hơn 4.000 bài giảng đến từ các thầy cô giàu kinh nghiệm tại các trường trên cả nước và của Tâm Trí Lực.

Đây là phương pháp học giúp  học sinh, sinh viên tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng hiệu quả.

Được biết, Dự án Siêu trí nhớ học đường được tạo nên từ tâm huyết của Kỷ lục gia trí nhớ thế giới Nguyễn Phùng Phong với sự tham gia của 158 thầy cô từ các cấp xây dựng và ứng dụng.

Dự án được thai nghén cách đây 7 năm và chính thức hoàn thành vào tháng 12/2020.

Tính đến nay, chương trình đã có hơn 10.000 học viên tham gia học tập và nhận được nhiều sự quan tâm, tin tưởng của các bậc phụ huynh có mong muốn tìm kiếm một phương pháp học tập giúp con trẻ “Biết cách học khỏi cực nhọc”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...