Nhiều bạn trẻ tốt nghiệp THPT xong đều có tham vọng bước chân vào cổng trường đại học, cao đẳng với hi vọng có được một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, nhiều người sau khi tốt nghiệp đại học, ra trường với tấm bằng khá, giỏi cũng không dễ gì tìm được việc làm.
Khi ra trường, nhiều cử nhân đại học cũng không đủ năng lực làm việc, được nhận vào làm việc cũng bị sa thải vì thiếu kinh nghiệm thực tế. Đó là chưa nói đến việc các giáo trình giảng dạy ở các trường đại học chủ yếu thiên về lý thuyết, lượng kiến thức lại nhiều, sinh viên khó có thể nắm bắt được hết.
Điều này dẫn đến việc sinh viên đại học tốt nghiệp ra trường không đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng. Tình trạng thất nghiệp ngày càng đông gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Thực tế đó đã thức tỉnh nhiều bạn trẻ mạnh dạn lựa chọn đi theo một hướng mới đầy hứa hẹn phù hợp với khả năng của mình hơn, đó là học nghề.
Tuy nhiên, xã hội ngày nay vẫn còn một số quan điểm sai lầm về học nghề. Cụ thể, có những ý kiến cho rằng:
Học nghề là dành cho những người trượt đại học?
Trượt đại học thì mới học nghề - đây là một suy nghĩ phổ biến dành cho đa số mọi người hiện nay. Mục tiêu của chương trình đại học là dành cho những người có mong muốn nghiên cứu chuyên sâu về nghề nghiệp, ngoại trừ khả năng thực hành còn có khả năng quản lý. Như vậy, học đại học không phải là học nghề, trong khi chúng ta lại chọn đại học chỉ để có một cái nghề.
Vì vậy, nếu bạn học nghề thì có lẽ không cần phải học đại học mới có thể làm nghề nghiệp mà bạn yêu thích.
Học nghề khó xin việc hơn học đại học?
Học nghề với học đại học giúp bạn có một tương lai bền vững như nhau. Thậm chí trong một số ngành nghề thì học đại học là cầm chắc một tương lai không ổn định hay bạn phải làm trái ngành nghề mình chọn.
Điển hình là các ngành thiết kế, chế tạo ô tô của các trường đại học như bách khoa, sư phạm kỹ thuật... Sau khi ra trường các sinh viên chuyên ngành này sẽ chẳng thể nào đủ “đất dụng võ” tại Việt Nam. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không phát triển, chỉ có hoạt động lắp ráp và sửa chữa. Do đó các kỹ sư thiết kế ô tô hay chế tạo ô tô tại Việt Nam sẽ chẳng có ai tuyển. Tình trạng này diễn ra phổ biến trong hầu hết các ngành kỹ thuật khác như chế tạo máy, hàng không...
Những nhà máy xí nghiệp hiện nay muốn tuyển các học viên trường nghề nhiều hơn kỹ sư vì họ có khả năng làm việc thực tế, kỹ năng nghề thành thạo. Nhiều nhà máy khẳng định họ “Thà tuyển công nhân kỹ thuật chứ không cần tuyển kỹ sư”.
Học nghề chỉ để làm công nhân?
Quan điểm này là hết sức sai lầm. Việc học nghề là học các kỹ năng cụ thể, còn việc làm công hay làm chủ hoàn toàn do bản thân mỗi người. Rất nhiều tấm gương thành công trở thành những ông chủ từ những lớp học nghề, những điển hình này diễn ra ở mọi ngành nghề từ dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp.
Những người học nghề vẫn có đầy đủ khả năng vươn lên làm quản lý, tại một số doanh nghiệp thì những thợ lành nghề được trọng vọng còn hơn là những kỹ sư, cử nhân.
Quan điểm của nhiều bậc phụ huynh về việc cho con học nghề cũng thay đổi, đặc biệt với việc đưa con em mình đi học nghề tại các nước phát triển.
Chị Lê Thị Hiền, phụ huynh học viên Chu Mỹ Linh đang học tập tại cộng hòa liên bang Đức liên kết với IVES chia sẻ: “Khi quyết định cho Linh đi học tại Đức, chị khá băn khoăn về việc chọn trung tâm, sau khi tìm hiểu trên mạng cũng như hỏi những gia đình có con em đã và đang học nghề tại CHLB Đức, chị đã quyết định tìm tới IVES. Ở đây, các thầy cô giáo rất quan tâm tới học sinh, nhiệt tình tư vấn và giúp đỡ từ việc học tập cho tới việc chọn lựa ngành nghề hay chuẩn bị hành trang cho các em trước khi đi. Chỉ trong vòng 6 tháng, Linh hoàn toàn đủ điều kiện. sẵn sàng sang học tập và rèn luyện tại nước bạn. Gia đình rất yên tâm vì nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ Linh về cơ sở vật chất, môi trường bên đó. IVES là sự lựa chọn đúng đắn dành cho những ai muốn theo học nghề tại CHLB Đức.”
Để có thể thấu hiểu hơn nữa quan điểm về học nghề và du học nghề của phụ huynh học sinh ở Việt Nam, khoảng giữa tháng 8 vừa qua, Viện nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp - Trung tâm tư vấn du học IVES – một tổ chức chuyên nghiệp và có uy tín lâu dài về du học nghề, đã tổ chức chương trình gặp mặt Phụ huynh học viên khu vực phía Bắc. Buổi gặp mặt này có sự tham dự của ngài Roland Hanczuk, Giám đốc tập đoàn Leonadis Group CHLB Đức.
Ông Roland Hanczuk –Tổng Giám đốc tập đoàn Leonadis Group |
Tại buổi gặp mặt, ông đánh giá: "Mặc dù biết đến Việt Nam chưa nhiều, tuy nhiên theo đánh giá của tôi các bạn trẻ ở Việt Nam là những người rất tốt và chăm chỉ. Tôi đánh giá khả năng học của các bạn rất tốt và họ có một mục đích nhất định khi đi học. Họ thường khẳng định được tên tuổi của mình khi họ sang học và làm việc tại CHLB Đức.” Ông cho biết thêm các tập đoàn tại CHLB Đức luôn đánh giá cao các chương trình đào tạo kỹ năng mềm riêng đối với từng ngành nghề để trang bị cho các bạn học viên có một chuyên môn tốt trước khi sang học nghề tại Đức.
Trong đó IVES là một tổ chức luôn đánh giá cao vấn đề này. Qua thời gian hợp tác, phía Đức đánh giá rất cao nguồn nhân lực mà IVES cung cấp. Những thông tin hữu ích cùng những nhận định thực tế của những chuyên gia trong lĩnh vực dạy – học nghề trong nước và nước ngoài phần nào đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về học nghề, du học nghề, từ đó vững tin và an tâm hơn về định hướng và con đường mà gia đình và con em mình đã lựa chọn theo đuổi.