Học lỏm cách dạy con thông minh không cần đòn roi của người Mỹ

Người Mỹ luôn có cách dạy con riêng mà không theo bất kỳ một khuôn phép nào như người Việt. Hãy cùng khám phá cách dạy con thông minh của người Mỹ dưới đây.

Học lỏm cách dạy con thông minh không cần đòn roi của người Mỹ

Không ít người tò mò vì sao những đứa trẻ nước Mỹ lại thông minh, tự lập từ rất sớm so với các quốc gia khác. Và đây là câu trả lời, các mẹ Việt Nam cần biết khi nuôi con khoa học.

Khi con có lỗi hãy để cho trẻ làm việc nhà

Trong cách dạy con thông minh của người Mỹ có nhắc đến phương pháp “bắt” trẻ làm việc nhà khi phạm lỗi. Thay vì những trận đòn roi “lằn mông” như mẹ Việt, người Mỹ yêu cầu trẻ chịu phạt bằng cách tự dọn dẹp phòng của chính mình. Những đứa trẻ lớn hơn thì lau nhà, sắp xếp phòng, cắt cỏ.

Hoc lom cach day con thong minh khong can don roi cua nguoi My - Anh 1

Khi con có lỗi hãy để cho trẻ làm việc nhà

Sau những lần phạm lỗi trẻ phải tăng cường làm việc nhà điều này không chỉ giúp trẻ ăn năn hối lỗi, hạn chế phạm lỗi mà con giúp con biết dọn dẹp nhà cửa, tự lập sớm hơn.

Cấm cửa không được ra ngoài

Không ít người cho rằng đây là phương pháp dạy con thiếu khoa học nhưng điều đó lại ngược lại. Trong cách dạy con thông minh của người Mỹ mỗi khi con mắc sai lầm, các gia đình thường không cho trẻ được phép ra ngoài chơi với bạn. Ngược lại yêu cầu con phải ngoan ngoan ở trong phòng để suy nghĩ về những gì mình đã làm sai.

Hoc lom cach day con thong minh khong can don roi cua nguoi My - Anh 2

Cấm trẻ không được ra ngoài khi mắc lỗi

Việc nhốt trẻ trong nhà đối với người Mỹ rất yên tâm. Bởi ngay từ nhỏ, trẻ con đã được cha mẹ rèn cho bài học cơ bản nhất là tránh xa các thiết bị nguy hiểm trong nhà. Trong khi đó những đứa trẻ ở Việt Nam, khi ở một mình trong phòng chẳng khác nào “giết” con.

Nhìn những đứa bạn được vui chơi bên ngoài, những đứa trẻ trong nhà sẽ sớm ăn năn hối lỗi. Do đó các bé sẽ hạn chế được những khuyết điểm của mình về sau.

Cắt tiền tiêu vặt khi con mắc lỗi

Ở Việt Nam những đứa trẻ không được chu cấp tiền sinh hoạt hàng tháng như ở Mỹ. Nếu con ngoan, học giỏi, nghe lời ba mẹ, người Mỹ sẽ trao phần thưởng cho con bằng việc tăng thêm tiền tiêu vặt. Ngược lại nếu trẻ phạm lỗi sẽ bị trừ thậm chí cắt giảm tiền chi tiêu.

Hoc lom cach day con thong minh khong can don roi cua nguoi My - Anh 3

Cắt tiền tiêu vặt khi con mắc lỗi

Cách làm này tuy có phần nghiêm khắc nhưng lại giúp trẻ sớm nhận ra vai trò của việc quản lý tài chính sau này. Nhờ đó trẻ sẽ làm chủ được mình và quản lý túi tiền cực tốt khi trưởng thành.

Tuyên dương khen ngợi con đúng lúc

Trong cách dạy con thông minh của người Mỹ các bà mẹ thường áp dụng chung một quy luật: khi con mắc lỗi không bao giờ đánh, khi con lập công khen thưởng đúng lúc. Ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại.

Bạn có biết mỗi câu động viên tán dương của ba mẹ là nguồn động lực phấn đấu của các bé sau này. Những tràng pháo tay, những cử chỉ ôm hôn nhẹ nhàng khi con đạt bông hoa điểm 10 giúp con thích thú vô cùng.

Hoc lom cach day con thong minh khong can don roi cua nguoi My - Anh 4

Tuyên dương khen ngợi con đúng lúc

Những quy luật thưởng phạt công minh rõ ràng có hiệu quả gấp vạn lần đòn roi như người Việt. Nhờ cách dạy con thông minh của người Mỹ mà rất nhiều đứa trẻ đã sớm tự lập, trưởng thành hơn. Các mẹ Việt Nam hãy thử học theo cách dạy con thông minh của người Mỹ để kiểm chứng hiệu quả nhé.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.