Hoạt động ngoại khoá thế nào để thuyết phục Hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ?

Hoạt động ngoại khoá là gì? Tại sao những trường đại học Mỹ lại quan tâm đến hoạt động ngoại khoá của học sinh?

Hoạt động ngoại khoá thế nào để thuyết phục Hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ?

Hoạt động ngoại khoá là các hoạt động mang tính chất tự nguyện nằm ngoài chương trình học chính khóa. Học sinh có nhiều lựa chọn để thực hiện những hoạt động ngoại khoá, đó có thể là các hoạt động về thể chất, phát triển kỹ năng cá nhân, các hoạt động văn hóa hay đơn giản là những công việc giúp đỡ gia đình, cộng đồng sau giờ học.

Nếu nền giáo dục của Việt Nam tập trung vào việc phổ biến kiến thức thì nền giáo dục Hoa Kỳ định hướng phát triển con người toàn diện.

Những trường đại học Mỹ thường tạo dựng môi trường học tập đa dạng, những điều kiện để học sinh có thể phát triển và trưởng thành trong học tập, văn hóa, nhân cách. Vì vậy, họ có xu hướng lựa chọn những học sinh giỏi và có khả năng đào tạo để trở thành con người toàn diện, thú vị.

Tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá có phải là tốt?

Ban tuyển sinh tại những trường đại học có những tiêu chí rõ ràng khi đánh giá hồ sơ ngoại khoá của một học sinh. Tiêu chí này được xây dựng dựa trên mức độ phong phú và chiều sâu theo các cấp độ khác nhau.

Đa số học sinh Việt Nam chỉ biết đến và dừng lại ở mức độ phong phú của các hoạt động. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển sinh và không cạnh tranh so với những ứng viên đã được huấn luyện bởi những người có chuyên môn.

Vì lý do trên, nhiều học sinh Việt Nam mặc dù có thành tích học tập tốt, hoạt động ngoại khoá phong phú nhưng vẫn không được nhận vào những trường đại học có chọn lọc cao, đặc biệt là các trường nằm trong Top 100 đại học Mỹ hoặc nhóm Ivy League.

Hồ sơ hoạt động ngoại khoá thế nào là tốt và ấn tượng?

Trước tiên, phụ huynh, học sinh nên quay lại với câu hỏi “Tại sao học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá”?

Nếu một học sinh làm những hoạt động ngoại khoá bởi “hồ sơ tuyển sinh cần có những điều đó” hoặc “ai đi du học cũng làm như vậy”, thì chắc chắn nhà tuyển sinh, với kinh nghiệm xem xét hàng ngàn hồ sơ một năm, sẽ nhìn ra được điều này. Họ sẽ tưởng tượng ra được chân dung của bạn.

Điều này không gây được thiện cảm và không giúp bạn tạo dựng được hình ảnh tốt trong mắt nhà tuyển sinh.

Tham gia hoạt động ngoại khoá như thế nào?

Thứ nhất, trước khi tham gia, học sinh cần tìm hiểu rõ mục tiêu, những ảnh hưởng của hoạt động đó tới cộng đồng. Ngoài ra, học sinh nên xác định vị trí và sự đóng góp của mình trong kết quả chung.

Thứ hai, mỗi loại hoạt động cần được theo dõi, tổ chức và thực hiện trong thời gian đủ dài để bản thân người tham gia và cộng đồng có thể cảm nhận được kết quả, sự ảnh hưởng của nó.

Cuối cùng, bất cứ hoạt động ngoại khoá nào, học sinh cần thực hiện nó với sự đam mê, nhiệt huyết. Sau đó, thể hiện nó một cách thuyết phục với nhà tuyển sinh.

Đây chính là sự kết nối chặt chẽ giữa những hoạt động ngoại khóa với những bài luận văn sẽ gửi cho trường. Cách bạn truyền tải đam mê của mình qua bài luận là điểm mấu chốt cuối cùng để thuyết phục hoàn toàn nhà tuyển sinh.

Tuy vậy, một số nhà tuyển sinh quan niệm: “Các ứng viên tham gia một loại hoạt động ngoại khoá liên tục trong nhiều năm được đánh giá cao hơn các ứng viên có nhiều loại hoạt động khác nhau nhưng không có kết quả đáng kể nào hoặc toàn bộ hoạt động đó chưa truyền tải được thông điệp của bản thân đến nhà tuyển sinh”.

Theo IvyAchievement Việt Nam, có nhiều minh chứng cho quan điểm này. Năm 2019, một học sinh Ấn độ đã được Yale University chấp nhận vì có hoạt động ngoại khoá gây ấn tượng mạnh.

Xuất phát từ niềm đam mê cá nhân với bộ môn múa cùng ngành học Computer Science bạn đã viết ra một phần mềm giúp người khiếm thị có thể múa - điều mà tưởng chừng như không thể.

Điều này cho thấy, con đường ngắn nhất là từ trái tim đến trái tim.

Việc xây dựng hồ sơ ngoại khoá tốt không đơn thuần là việc tham gia các hoạt động và mô tả nó trong bài luận của mình. Đây thực sự là một quá trình khám phá và thể hiện bản thân.

Quá trình này đòi hỏi sự phát hiện, truyền cảm hứng, dẫn dắt, tạo chất liệu và đào tạo kỹ năng trình bày từ những người có chuyên môn.

Theo dantri.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...