Hoài niệm về những chiếc áo trắng tinh khôi

GD&TĐ - Tôi vào tiểu học khi đất nước vừa được thống nhất, bây giờ nhìn ngược lại những ngày ấy, mới thấy cuộc sống buổi giao thời rất ngổn ngang. Bao cấp, tem phiếu, khan hiếm hàng hóa dịch vụ…

Hoài niệm về những chiếc áo trắng tinh khôi

Nhưng niềm say mê học tập thì không gì cưỡng nổi, tôi ngày lại ngày kiên trì đến lớp, mẹ thì mải miết với thau xôi thau bắp đắp đổi qua ngày.

Thiếu gì thì thiếu, tôi vẫn có những chiếc áo trắng tinh khôi cho mỗi năm học, suốt thời phổ thông. Màu trắng theo tôi suốt một quãng đời, vượt lên nghèo khó, lung linh.

Thời ấy, học trò không bị bắt buộc mặc áo trắng, sân trường tràn ngập đủ mọi màu sắc, trang phục kiểu cách đa dạng, nhưng tôi vẫn thủy chung với mỗi chiếc áo trắng tinh khôi sạch sẽ và mỏng dính vì được giặt quá nhiều. Áo của tôi lại luôn được may bởi nhà may quen với mẹ, rất khéo.

Có lúc không có xà bông (xà phòng), phải giặt bằng nước tro. Như thế này: Củi đước nấu bếp để lại tro trong lò, lấy ra, lọc kỹ lấy tro mịn màng nhất cho vào chiếc tĩnh sành của ngoại mang ra, đổ nước vào. Đấy là một dung dịch có chất nhờn vừa phải, thậm chí còn có bọt, thay thế xà bông, không mất tiền. Lý thú nhất chính là có thể dùng song song loại dung dịch này vừa để giặt đồ, vừa tưới vào máng ăn của heo (lợn), chất mặn của tro bếp khiến heo ăn nhiều hơn, mau tăng cân.

Tôi giặt áo thường vì ít đồ. Áo mỏng, mau khô, có khi học sáng, chiều giặt và ngược lại, lúc nào đến lớp cũng tinh tươm.

Những chiếc áo trắng đã theo tôi suốt những năm học phổ thông như người bạn thiết, gắn bó sắt son. Sau này, khi cầm phấn dạy tiểu học, tôi đã tự ra qui định “ngầm” với học trò: Nếu các em không đủ điều kiện hàng ngày mặc áo trắng đến lớp thì hãy làm điều đó vào ngày thứ Hai đầu tuần. Và lớp học của tôi phụ trách gây ấn tượng với đồng phục trắng trong ngày họp dưới cờ, thật đẹp.

Thế đấy, màu trắng tinh khôi đã theo tôi như thế, cho đến bây giờ. Áo có nhiều, tôi vẫn thích nhất màu trắng, như ngày xưa…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.