"Hoa hậu hổ" ở Trung tâm cứu hộ Hà Nội

Sở hữu thân hình thon gọn và chân dài, nên con hổ cái được cán bộ Trung tâm cứu hộ phong là "hoa hậu".

"Hoa hậu hổ" ở Trung tâm cứu hộ Hà Nội

"Hoa hậu hổ" ở Trung tâm cứu hộ Hà Nội  ảnh 1

Con hổ cái nặng khoảng 1,3-1,4 tạ và là mẹ của 10 con hổ khác đang sống ở Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn (Hà Nội).

"Hoa hậu hổ" ở Trung tâm cứu hộ Hà Nội  ảnh 2

"Các nhân viên của Trung tâm quen gọi hổ cái này là hoa hậu, do thân hình thon gọn, chân dài, bước đi nhẹ nhàng, xinh xắn", chị Trần Thị Thu Hằng, bác sĩ thú ý cho biết.

"Hoa hậu hổ" ở Trung tâm cứu hộ Hà Nội  ảnh 3

"Hoa hậu" có đôi mắt tròn nhỏ, ria mép dài đều.

"Hoa hậu hổ" ở Trung tâm cứu hộ Hà Nội  ảnh 4

Con hổ cái được đưa về Trung tâm vào năm 2008, khi mới 40 kg và khoảng một tuổi.

"Hoa hậu hổ" ở Trung tâm cứu hộ Hà Nội  ảnh 5

Cũng như một số con vật khác, hổ cái được nhốt riêng trong lồng sắt kiên cố khoảng 40 m2, chia làm 3 ngăn. Ngăn bên ngoài rộng khoảng 20 m2, có tấm gỗ giúp hổ vui chơi, bể nước tắm và khoang nước để uống.

"Hoa hậu hổ" ở Trung tâm cứu hộ Hà Nội  ảnh 6

Mỗi ngày hổ cái ăn hai bữa và mỗi bữa khoảng 2,5 kg thịt.

"Hoa hậu hổ" ở Trung tâm cứu hộ Hà Nội  ảnh 7

"Hoa hậu" này thuộc loài hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti). Tại Việt Nam dù không có nhiều khảo sát, nhưng theo các nhà khoa học, hổ tự nhiên đã tuyệt chủng.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.