Hồ Thị Ne và hành trình đến với huy chương Vàng SEA Games

GD&TĐ - Ít người biết được rằng, để có được huy chương Vàng SEA Games, cô gái người Khùa - Hồ Thị Ne đã phải nỗ lực rất nhiều.

Hồ Thị Ne cùng đồng đội nhận Huy chương Vàng môn đua thuyền truyền thống tại SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia.
Hồ Thị Ne cùng đồng đội nhận Huy chương Vàng môn đua thuyền truyền thống tại SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia.

Thông tin vận động viên Hồ Thị Ne (SN 2004, ở bản K. Định, xã Dân Hóa) đã vinh dự cùng đồng đội giành được 2 tấm huy chương Vàng (HCV) ở bộ môn đua thuyền truyền thống tại SEA Games 32 đã làm nức lòng người dân huyện miền núi Minh Hóa. Nhưng ít người biết được rằng, để có thành tích đó cô gái người Khùa này đã phải nỗ lực rất nhiều….

Gập ghềnh con đường đến với thể thao

Hồ Thị Ne là là con út trong một gia đình có 5 chị em ở bản K. Định, xã biên giới Dân Hóa (Minh Hóa). Khi còn học mẫu giáo, Ne đã phải chịu cảnh mồ côi cha. Một mình mẹ tần tảo làm rẫy, bắt ốc, cá khe, hái măng rừng để nuôi 5 chị em nên cuộc sống lúc nào cũng khó khăn, thiếu thốn.

Vậy mà, có một điều rất lạ, Hồ Thị Ne lớn lên khỏe mạnh, có phần “vượt trội” hơn bạn bè cùng trang lứa. Ne cho biết, em đến với bộ môn thể thao đua thuyền cũng khá tình cờ. Năm 2017, lúc đó em đang học lớp 6 trường THCS Dân Hóa và bước vào kỳ nghỉ hè để chuẩn bị lên lớp 7, người chị họ của em cũng là một vận động viên (VĐV) đang đầu quân cho Trung tâm Đào tạo vận động viên TD-TT Đà Nẵng về quê, thấy em có thể chất và sức khỏe tốt nên giới thiệu với các thầy ở trung tâm.

“Lúc đầu mẹ em và mọi người trong gia đình không muốn em theo nghiệp thể thao vì sợ vất vả. Nhưng rồi, nhờ sự động viên của người chị và các thầy ở trung tâm, gia đình đã đồng ý cho em vào Đà Nẵng tập trung luyện tập. Mới đầu em cũng nghĩ chỉ tập 3 tháng hè xem mình có phù hợp không, sau đó mới quyết định dừng lại hay tiếp tục...

Khi vào trung tâm, em thấy có nhiều anh chị, bạn bè là con em người đồng bào các dân tộc ở các tỉnh bạn cũng đang tham gia tập luyện nên em cũng mừng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, vì tập luyện vất vả, có nhiều người lần lượt từ bỏ đam mê, trở về với cuộc sống núi rừng. Bản thân em cũng nhiều lần muốn bỏ ngang, nếu không có sự động viên kịp thời của các thầy cô…”, Hồ Thị Ne chia sẻ.

Khi đã quyết định ở lại tập luyện, Hồ Thị Ne đã có những suy nghĩ trưởng thành hơn. Em cố gắng tập luyện với tinh thần không mệt mỏi, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của trung tâm.

Sau những nỗ lực của bản thân, năm 2020 Hồ Thị Ne được Trung tâm Đào tạo vận động viên TD-TT Đà Nẵng cho tham giải đấu đầu tiên là giải vô địch trẻ Đà Nẵng, em thi đấu 05 nội dung và giành được 03 huy chương gồm 02 bạc, 01 đồng cả cá nhân và đồng đội. Từ thành tích lần đầu tiên tham gia này, Ne đã hứng thú hơn và hăng say luyện tập.

Từ năm 2020 đến nay, năm nào em cũng đạt thành tích cao đối với môn đua thuyền truyền thống, không chỉ tham gia ở giải vô địch trẻ Đà Nẵng, em được chọn vào đội tuyển trẻ tham gia giải vô địch quốc gia và Ne sở hữu 1 huy chương vàng, 5 huy chương bạc (HCB), 1 huy chương đồng (HCĐ).

Năm 2022, Ne cùng đội tuyển tham gia giải vô địch quốc gia môn đua thuyền truyền thống, em cùng đồng đội giành được 03 huy chương gồm 01 bạc và 02 đồng. Những thành tích đó tiếp thêm động lực để Hồ Thị Ne tiếp tục rèn luyện và phần thưởng xứng đáng đã đến với Ne khi năm 2022, em có tên trong danh sách đội tuyển quốc gia của bộ môn đua thuyền Canoeing.

3 tấm HCV quý giá tại SEA Games 32

Khi đang luyện tập để tham gia thi giải câu lạc bộ trẻ, Hồ Thị Ne được thầy giáo Cần Anh Tuấn -Huấn luyện viên trưởng bộ môn đua thuyền Canoeing quốc gia thông báo tập trung ra Hải Phòng để luyện tập chuẩn bị tham gia Seegame 32.

Khi được gọi vào đội tuyển quốc gia, Hồ Thị Ne đã thật sự tự tin, trưởng thành hơn về mọi mặt. Ở môi trường đào tạo chuyên môn cao, mặc dù chịu nhiều áp lực nhưng bằng những nỗ lực không mệt mỏi, Ne đã có tên trong danh sách VĐV thi đấu tại tại SEA Games 32, và em là vận động viên nhỏ nhất trong đội đua thuyền.

Hồ Thị Ne cùng đồng đội nhận Huy chương Vàng môn đua thuyền truyền thống tại SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia.

Hồ Thị Ne cùng đồng đội nhận Huy chương Vàng môn đua thuyền truyền thống tại SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia.


Đây là giải đấu quốc tế đầu tiên của Hồ Thị Ne. Em đã cùng đồng đội vượt qua vòng loại với cự ly đua thuyền 800m, 500m, 250m tiếp tục vào vòng trong để cố gắng giành được thành tích cao nhất.

Ne cho biết, tại kỳ tại kỳ SEA Games 32 này, em cùng đồng đội tham gia thi đấu ở bộ môn đua thuyền truyền thống. Những ngày diễn ra SEA Games 32, thời tiết tại Campuchia nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thi đấu. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực không ngừng của tinh thần "quyết chiến, quyết thắng", cuối cùng Hồ Thị Ne và các đồng đội đã xuất sắc mang về 3 HCV nội dung đua hỗn hợp 800m, 500m và 250m đồng đội nữ.

"Trong thời gian thi đấu, cả đội luôn được các thầy cô ở ban huấn luyện hết mực quan tâm chăm sóc và động viên. Đặc biệt sau khi giành được tấm HCV đầu tiên, em nhận được sự động viên, thăm hỏi và cổ vũ từ các cô, các chú, người thân và bạn bè từ quê hương. Nhờ vậy, tạo động lực để em tiếp tục cố gắng cùng đồng đội giành được tấm HCV tiếp theo”, Hồ Thị Ne chia sẻ.

Trở về sau Seagame 32, Hồ Thị Ne tiếp tục hoàn thành học và thi các môn văn hóa, đồng thời luyện tập để chuẩn bị cho giải vô địch quốc gia thuyền rồng truyền thống sẽ tổ chức vào tháng 6 tới.

Hồ Thị Ne cho biết, em rất vui và tự hào khi được góp sức cùng đội vinh dự mang về mang huy chương cho Tổ quốc. Có được như ngày hôm nay là cả một quá trình cố gắng, nỗ lực của bản thân cũng như sự động viên từ gia đình và thầy cô. Qua đây, em cũng mong muốn gửi lời cảm ơn đến thầy cô, gia đình và người thân. Đồng thời nhắn nhủ các bạn trẻ người dân tộc thiểu số, hãy vượt qua sự tự ti về bản thân để phấn đấu, rèn luyện "vì tương lai đang chờ chúng ta ở phía trước".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.