Hố đen "ợ hơi" khi nuốt chửng sao

Các nhà thiên văn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu ghi lại quá trình bức xạ phun ra từ hố đen "ăn" sao bằng kính viễn vọng.

Hố đen phát ra bức xạ sau khi nuốt chửng sao.
Hố đen phát ra bức xạ sau khi nuốt chửng sao.

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ít nhất ba hố đen bao quanh bởi bụi vũ trụ nhiễm bức xạ trong khi nhóm nghiên cứu khác của Trung Quốc tìm thấy một, thông qua những hình ảnh từ kính viễn vọng WISE phóng vào vũ trụ năm 2009, RT hôm qua đưa tin.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát rõ dư âm dưới dạng ánh sáng hồng ngoại từ nhiều sự kiện phá hủy tinh cầu", Sjoert van Velzen, người đứng đầu nhóm nhà thiên văn học Mỹ, chia sẻ.

Hố đen siêu lớn, có khối lượng lớn gấp hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu lần Mặt Trời và lực hấp dẫn mạnh đến mức ánh sáng không thể thoát ra, tồn tại ở trung tâm của hầu hết thiên hà.

Khi một vật thể bị hố đen hút vào, không phải mọi thành phần của nó đều được tiêu thụ. Hố đen phun ra lượng bức xạ cực mạnh, một vệt năng lượng sáng chói mang tên "lóa dòng đứt gãy", có khả năng hủy diệt mọi thứ ở gần nó.

Giới nghiên cứu chưa hiểu rõ lóa dòng đứt gãy, nhưng các nhà thiên văn đưa ra giả thuyết có một lớp bụi vũ trụ cách hố đen một khoảng nhất định, đủ để hấp thụ bức xạ phát ra từ hố đen nhưng không bị lóa dòng đứt gãy thiêu rụi.

Theo lý thuyết, bức xạ ở lớp bụi sẽ tạo ra dư âm, dấu vết chỉ ra độ mạnh của lóa dòng đứt gãy và giúp cho các nhà quan sát hiểu rõ hơn về hố đen và ngôi sao bị nó nuốt chửng. Tuy nhiên, nghiên cứu công bố đầu tháng 9 của các nhà khoa học thuộc Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Mỹ cùng Đại học Khoa học Công nghệ Trung Quốc, chứng minh giả thuyết này thông qua quan sát thực tế.

Cùng với dư âm, hai nhóm nghiên cứu còn tìm thấy vùng chết xung quanh hố đen siêu lớn. "Hố đen phá hủy mọi thứ nằm giữa nó và lớp bụi, giống như thể hố đen phát quang không gian xung quanh bằng cách phát ra tia lửa", van Velzen cho biết.

Các nhà khoa học cho rằng quá trình hố đen "ợ hơi" tạo ra những ngôi sao và định ra hình dáng ngân hà. Đây là hiện tượng rất phổ biến khi vũ trụ mới hình thành cách đây gần 14 tỷ năm.

"Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận lớp bụi tồn tại, và chúng tôi có thể dùng nó để xác định độ lớn của năng lượng sản sinh khi hủy diệt một ngôi sao", Varoujan Gorjian, nhà thiên văn học ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California, Mỹ, chia sẻ.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.