Hình ảnh thú vị về tấm thiệp cưới năm 1961 của thầy Văn Như Cương

Cô Văn Thùy Dương (con gái của PGS Văn Như Cương) xúc động chia sẻ câu chuyện ngôn tình “trọn đời bên nhau” của bố mẹ trên trang Facebook cá nhân.

Hình ảnh thú vị về tấm thiệp cưới năm 1961 của thầy Văn Như Cương

Đó là tấm thiệp cưới đã đổi màu thời gian, ảnh cưới đen trắng, quyển ngôn tình ‘trọn đời bên nhau"… của PGS Văn Như Cương và cô Đào Kim Oanh.

Nhiều bạn ngưỡng mộ tình yêu thời ‘ông bà anh" giản dị, tình cảm mà vô cùng sâu sắc của thầy Văn Như Cương. Thầy Cương luôn dành tình cảm chân thành cho người ‘phụ nữ trọn đời bên nhau" của mình.

Hinh anh thu vi ve tam thiep cuoi nam 1961 cua thay Van Nhu Cuong - Anh 1

PGS Văn Như Cương và vợ trong ảnh cưới ngày xưa được cô Văn Thùy Dương chia sẻ trên trang cá nhân

Cách đây không lâu, trên trang Facebook cá nhân, thầy đăng bức ảnh đời thường khi đang chỉnh vạt áo dài cho vợ với lời chú thích: ‘Chuẩn bị đến trường". Thầy luôn quan tâm đến cô từ những điều nhỏ nhất…

Rồi đến ngày Valentine, thầy Cương không quên dành cho vợ một niềm vui nho nhỏ, đó là đăng tải bức hình hai vợ chồng đứng tình cảm bên nhau cùng dòng chú thích ‘Valentine xế muộn", hay đơn giản là cách xưng hô giữa thầy và cô Oanh là ‘anh - em" thay vì ‘ông - bà".

Cô Thùy Dương đã kể lại câu chuyện ‘trọn đời bên nhau" của bố mẹ bằng tất cả sự tôn kính. Cô kể rằng, khi cô đề xuất mẹ mình cho xem thiệp cưới của bố mẹ ngày xưa, thầy Văn Như Cương đang ngồi cạnh nghe thấy liền đứng dậy tìm cái túi, lật giở tập giấy tờ đã cũ vàng rồi đưa cho cô.

‘Hôm qua tự dưng nhớ ra, hỏi mẹ: ‘Mẹ cho con xem thiệp cưới của mẹ nào!".

Đang ngồi cạnh bố, thấy mình nói thế, bố đứng dậy tìm cái túi, tay run run lật giở tập tập giấy tờ đã cũ vàng và đưa cho bọn mình xem. Mắt mình muốn ướt, mũi mình thấy cay... Nếu bây giờ cưới lại, mình sẽ chụp ảnh và làm thiệp cưới như thế này. Giản dị quá! Chợt thấy trên đầu giường quyển ngôn tình trọn đời bên nhau! Rất sến nhưng đáng yêu quá đỗi..." – cô Thùy Dương chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.

Hinh anh thu vi ve tam thiep cuoi nam 1961 cua thay Van Nhu Cuong - Anh 2

Chia sẻ của cô Văn Thùy Dương - con gái thầy Văn Như Cương nhận được sự chú ý của nhiều người

Hinh anh thu vi ve tam thiep cuoi nam 1961 cua thay Van Nhu Cuong - Anh 3

Thiệp cưới giản dị của PGS Văn Như Cương và vợ cô Đào Kim Oanh năm 1961

Hinh anh thu vi ve tam thiep cuoi nam 1961 cua thay Van Nhu Cuong - Anh 4

Lời mời cưới được viết tay trên nền giấy ngả màu nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc hơn bất cứ thiệp cưới sang trọng nào thời hiện đại.

Ngay cả khi ở tuổi 80, sức khỏe có phần yếu đi, thầy vẫn luôn cần bà ở bên. Những ngày ở trong viện, người luôn túc trực bên thầy Cương chính là cô Kim Oanh. Khi trở về nhà, theo lời cô Thùy Dương thì: ‘Chỉ có bà pha nước mang vào thì ông mới vui".

Cô giải thích thêm: ‘Mình lúi húi nhặt rau, mẹ ở ngoài vườn xem thợ làm cửa kính. Bố đi ra, tay rót nước chè miệng nói: ‘Mẹ đâu rồi, mình mà nằm trong nhà một mình thế này có làm sao thì cũng không ai biết!". Bố nói kiểu rất chi là trách móc, nhưng tự dưng mình thấy ở trong đó là tất cả sự yêu thương mong mỏi của ông, là sự mong muốn luôn thấy mẹ ở bên cạnh.

Mình bảo: ‘Ơ kìa, con vẫn ở đây mà", tuy vậy vẫn không làm ông vui được vì ông không thấy bà. Có vẻ rất buồn bã, ông đi vào phòng, không uốc nước nữa. Thấy vậy mình bèn gọi bà vào ngay! Nhìn bà lụi cụi pha nước mà thấy... thương mẹ quá! Hình ảnh mẹ chăm chút bố, mình đã thấy suốt mấy chục năm qua nhưng giờ đây, tự nhiên bỗng thấy trào lên sự xót xa và yêu thương… Họ thật sự là câu chuyện ngôn tình ‘trọn đời bên nhau".

Câu chuyện tình yêu của vợ chồng thầy đã khiến nhiều người cảm động và khâm phục. Cả đời thầy chỉ có một mối tình, và người phụ nữ thầy luôn để trong tim chính là cô Kim Oanh – vợ của mình. Câu chuyện ấy cũng là động lực, tấm gương để lớp trẻ ngày nay tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu đôi lứa.

Hinh anh thu vi ve tam thiep cuoi nam 1961 cua thay Van Nhu Cuong - Anh 5

Cuốn tiểu thuyết Trọn đời bên nhau được thầy Cương giữ gìn cẩn thận như chính hạnh phúc bền lâu của thầy và người vợ hiền.

(Ảnh: Cô Văn Thùy Dương cung cấp)

Theo Tiin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.