Hiệu trưởng ĐH Cornell: Đại học phải mang đến lợi ích cho cộng đồng

GD&TĐ - Câu chuyện về trường đại học hàng đầu thế giới với khát vọng cống hiến cho cộng đồng đã thực sự thu hút hàng trăm người tham dự trong khán phòng.

Giáo sư Michael I. Kotlikoff, Hiệu trưởng Đại học Cornell chia sẻ bài giảng đại chúng tại Đại học VinUni. (Ảnh: VinUni)
Giáo sư Michael I. Kotlikoff, Hiệu trưởng Đại học Cornell chia sẻ bài giảng đại chúng tại Đại học VinUni. (Ảnh: VinUni)

Đại học phải nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề lớn đặt ra trong cuộc sống, mang lại những giá trị tích cực, những lợi ích cho cộng đồng. Đây là thông điệp chính trong bài giảng đại chúng “Đổi mới sáng tạo trong giải quyết các thách thức lớn” của Giáo sư Michael I. Kotlikoff, Hiệu trưởng, Giám đốc Học thuật, Giám đốc Tài chính Đại học Cornell (Mỹ), trường đại học tốp đầu thế giới.

Câu chuyện về trường đại học hàng đầu thế giới với khát vọng cống hiến cho cộng đồng đã thực sự thu hút hàng trăm người tham dự trong khán phòng.

Sự kiện diễn ra chiều 7/2, tại Trường Đại học VinUni.

Sáng tạo để giải quyết các vấn đề xã hội

Giáo sư Michael I. Kotlikoff cho hay Đại học Cornell được sáng lập bởi Ezra Cornell, một người từng là nông dân và sau này trở thành một nhà phát minh. Ông muốn mang đến chương trình đào tạo thực tế về các kỹ năng có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của mọi người để người học sử dụng tài sản của mình “cho những điều vĩ đại nhất" - như ông từng nói.

Theo Giáo sư Michael I. Kotlikoff , giá trị cốt lõi của Đại học Cornell là mang lại cơ hội công bằng cho mọi người trong học tập và mang đến phát minh cho nhân loại, đào tạo kỹ năng tốt nhất cho sinh viên để sinh viên sau này có thể mang đến lợi ích cho cộng đồng. Vì vậy, Cornell là một trong những đại học chào đón sớm nhất các sinh viên nữ, sinh viên đa quốc tịch, tôn giáo, sắc tộc, giai cấp, nghiên cứu các vấn đề như lao động, nông nghiệp, dịch bệnh ở động vật.

“Để trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu thì chúng tôi không ngừng đổi mới sáng tạo,” Giáo sư Michael I. Kotlikoff chia sẻ.

Ông cũng cho hay những đề tài nghiên cứu của Đại học Cornell có thể làm nhiều người ngạc nhiên khi tập trung vào giải quyết những vấn đề không chỉ về kỹ thuật, mà còn về các vấn đề xã hội, như biến đổi khí hậu, các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như cộng đồng. Những giá trị cốt lõi này đã thúc đẩy Cornell hợp tác với chính phủ các nước, các trường đại học và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Bài giảng đại chúng đã thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia giáo dục và các sinh viên. (Ảnh: VinUni)
Bài giảng đại chúng đã thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia giáo dục và các sinh viên. (Ảnh: VinUni)

Đưa ra dẫn chứng cụ thể, Giáo sư Michael I. Kotlikoff cho hay Đại học Cornell đã thành lập Cornell Tech, góp phần quan trọng trong việc đưa New York trở thành trung tâm về công nghệ. Đại học này cũng đã sáng tạo ra giải pháp để có thể làm mát một cơ sở đào tạo của mình về mùa hè và sưởi ấm về mùa đông bằng cách tận dụng nguồn năng lượng sẵn có và sắp tới có thể sẽ nhân rộng mô hình này ra khu vực lân cận, hoặc đưa ra các giải pháp giúp New York giải quyết vấn đề về đường ray tàu hỏa.

Theo Giáo sư Michael I. Kotlikoff, trường đại học không chỉ dạy mà còn khuyến khích sinh viên giải quyết các vấn đề của xã hội, hỗ trợ sinh viên trong việc liên hệ với các tổ chức đầu tư để trình bày các ý tưởng, tìm nguồn lực hiện thực hóa các ý tưởng đó.

[VinUni là đại học trẻ nhất châu Á-TBD đạt 7 tiêu chí QS 5 sao]

Để có tư duy đổi mới sáng tạo, Giáo sư Michael I. Kotlikoff khuyên các sinh viên hãy nhìn cuộc sống quanh mình và xem những trở ngại trong xã hội là gì, từ đó phát triển sáng kiến giải quyết. Sau đó hãy tìm các nguồn tài liệu, nguồn lực hỗ trợ.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của những nguồn lực hỗ trợ, Giáo sư Michael I. Kotlikoff cho rằng trong xã hội luôn có nhiều vấn đề và vì thế, nếu quan sát, sinh viên có thể có rất nhiều ý tưởng, nhưng còn phải tìm nguồn lực hỗ trợ để hiện thực hóa ý tưởng. “Tìm được sự hỗ trợ ở đâu? Với tôi, đó là trở ngại lớn nhất. Và đó là lý do tại sao sự hợp tác là rất quan trọng với các trường đại học,” Giáo sư Michael I. Kotlikoff nói.

Muốn gửi sinh viên đến nơi khó khăn hơn

Là đối tác chiến lược của VinUni, một trường đại học trẻ của Việt Nam với mục tiêu trở thành đại học đổi mới sáng tạo phụng sự cộng đồng, Giáo sư Michael I. Kotlikoff cho hay trong thời gian qua, hai bên đã có sự hợp tác sâu rộng, toàn diện từ xây dựng chương trình giảng dạy, nhân sự, quản trị, vận hành, công nghệ thông tin và nhiều bình diện khác nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo tại VinUni.

Giáo sư Michael I. Kotlikoff trao đổi với sinh viên. (Ảnh: VinUni)
Giáo sư Michael I. Kotlikoff trao đổi với sinh viên. (Ảnh: VinUni)

Giáo sư Michael I. Kotlikoff chia sẻ những đề tài nghiên cứu của Đại học Cornell có thể làm nhiều người ngạc nhiên khi tập trung vào giải quyết những vấn đề không chỉ về kỹ thuật, mà còn về các vấn đề xã hội, như biến đổi khí hậu, các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như cộng đồng. Những giá trị cốt lõi này đã thúc đẩy Đại học Cornell hợp tác với chính phủ các nước, các trường đại học và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Chia sẻ về mục tiêu và sự hợp tác này, Giáo sư Rohit Verma, Hiệu trưởng Đại học VinUni cho rằng đây là cơ hội để sinh viên VinUni có thể nghiên cứu, đưa ra các hướng giải quyết cho các vấn đề.

“Như các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để sinh viên Trường Đại học VinUni có thể nghiên cứu…,” Giáo sư Rohit Verma nói.

Trong bối cảnh đó, VinUni là một trường đại học non trẻ nhưng sự hợp tác với các đại học hàng đầu trên thế giới như Đại học Cornell sẽ giúp sinh viên Trường Đại học VinUni có thể nhận được sự hỗ trợ của các giáo sư quốc tế trong giải quyết các vấn đề đó.

“Chúng tôi gửi sinh viên của mình đi các trường đại học ở nhiều quốc gia như Mỹ, Singapore, Australia… đồng thời cũng đón sinh viên quốc tế đến Trường Đại học VinUni để cùng nhau giải quyết các vấn đề này. Chúng tôi không chỉ gửi sinh viên đến các nước phát triển mà còn gửi sinh viên đến các nước chậm phát triển hơn ở châu Phi để sinh viên có thể có những trải nghiệm và biết được các vấn đề từ các nước đó và có ý tưởng giải quyết,” Giáo sư Rohit Verma cho hay.

Cũng theo Giáo sư Giáo sư Rohit Verma, trong thời gian tới, Trường Đại học VinUni và Đại học Cornell sẽ tiếp tục có sự hợp tác trong nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe, công nghệ, biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp, chương trình đào tạo mới như thạc sỹ về đổi mới sáng tạo, thiết kế và triển khai các chương trình về cộng đồng có tầm ảnh hưởng đến xã hội.

“Năm 2022, Đại học Cornell đã gửi 8 sinh viên sang Trường Đại học VinUni để nghiên cứu và thực hiện các dự án cộng đồng ở Hải Phòng. Và gần đây, Trường Đại học VinUni cũng đã gửi 4 sinh viên sang Cornell trao đổi học tập,” Giáo sư Rohit Verma cho hay./.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.