Hiệu quả từ hỗ trợ giống trâu bò để giảm nghèo

GD&TĐ - Với phương châm “cho cần câu, không cho con cá”, việc hỗ trợ trâu bò giống đã tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hiệu quả từ hỗ trợ giống trâu bò để giảm nghèo.
Hiệu quả từ hỗ trợ giống trâu bò để giảm nghèo.

Cấp trâu bò giống để phát triển chăn nuôi

Thông qua nguồn vốn từ các chương trình, dự án giảm nghèo của Trung ương và địa phương, người dân ở các huyện miền thuộc tỉnh Thái Nguyên được cấp trâu bò giống để phát triển chăn nuôi. Từ đó, nhiều hộ nghèo có cơ hội cải thiện sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, tăng cường năng lực kinh tế.

Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên với tỷ lệ đồng bào người DTTS chiếm trên 70% địa hình chia cắt, chủ yếu là đồi núi cao, nhiều địa phương còn khó khăn. Việc áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật và phát huy lợi thế về địa hình để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại trong khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, khiến triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn gặp không ít khó khăn, trở ngại.

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, huyện Võ Nhai đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong thực hiện công tác giảm nghèo, nâng cao năng lực và nhận thức cho cán bộ và người dân về giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới.

Năm 2023, huyện Võ Nhai triển khai 12 dự án hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Dự án 2 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tổng số 318 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được hỗ trợ.

Gặp gỡ bà Ma Thị Quý, xóm Làng Giai, xã La Hiên, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên cũng là hộ mới thoát nghèo được hưởng lợi từ dự án Dự án chăn nuôi Bò lai shind sinh sản, thuộc chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Bà Quý đang nhanh tay nhổ cỏ vừa vui mừng chia sẻ với cán bộ xã La Hiên về con bò của gia đình, Bà phấn khởi cho biết: Trước đây gia đình tôi khó khăn quá nên không đủ điều kiện mua bò về nuôi nên khi được nhà nước hỗ trợ một con bò sinh sản thì mừng lắm. Đây là tài sản lớn của gia đình, do đó, để bò phát triển tốt và sinh sản ra bê con, tôi đã trồng thêm cỏ chăn nuôi. Đến nay, trong chuồng con bò béo tốt, cuộc sống cũng bớt khó khăn hơn trước rất nhiều.

Được biết, từ một hộ nghèo trên địa bàn xã đến nay hộ bà Ma Thị Quý đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi, có điều kiện sửa sang nhà cửa sạch gọn hơn. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm được tích lũy, con giống từ ngày được nhận ngày một sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Gia đình bà Ma Thị Quý, xóm Làng Giai, xã La Hiên, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên trồng thêm cỏ để có thức ăn chăn nuôi bò.

Gia đình bà Ma Thị Quý, xóm Làng Giai, xã La Hiên, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên trồng thêm cỏ để có thức ăn chăn nuôi bò.

Giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt

Còn tại huyện Phú Lương, xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Phú Lương đã tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tới tất cả các xã, thị trấn. Đồng thời, yêu cầu các địa phương rà soát đối tượng đủ điều kiện, đăng ký nhu cầu và dự kiến hình thức hỗ trợ dự án.

Được hỗ trợ từ nguồn ngân sách dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo năm 2022 – 2023 hơn 3 tỷ đồng, huyện Phú Lương đã phê duyệt 6 dự án, thực hiện 07 mô hình tại 5 xã (nuôi bò lai Sind tại xã Yên Trạch, Động Đạt; nuôi trâu sinh sản tại xã Phủ Lý, Ôn Lương; Nuôi dê lai sinh sản tại xã Yên Đổ). Trong đó, có 05 dự án thực hiện tại 5 xã theo phương thức cộng đồng; 01 dự án thực hiện tại 02 xã Yên Trạch và Phủ Lý theo phương thức giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện. Tổng số hộ được hỗ trợ thụ hưởng 111 hộ (81 hộ nghèo, 19 hộ cận nghèo, 11 hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng), gồm: 43 con trâu sinh sản cho 43 hộ, 52 con bò sinh sản cho 52 hộ, 160 con dê sinh sản cho 16 hộ.

Được hỗ trợ trâu giống từ dự án, anh Hoàng Văn Chung, xóm Tiến Bộ, xã Hợp Thành, huyện Phú Lương không giấu nổi niềm vui và xúc động. Anh Chung chia sẻ: Tháng 6 năm 2023, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ cho một con trâu giống. Với lợi thế chuồng trại rộng, nguồn thức ăn sẵn có, chăn trâu rất phù hợp với điều kiện tại địa phương, nên chi phí đầu tư, chăm sóc không đáng kể. Đối với những hộ nghèo như chúng tôi, được hỗ trợ trâu giống như này là rất ý nghĩa, tạo cơ hội cho gia đình có thêm nguồn thu nhập, từ đó có thể thoát nghèo và phát triển kinh tế của gia đình.

Như vậy, trong những năm qua, đã có hàng trăm con trâu bò giống được các tổ chức đoàn thể, các cấp, ngành, nhà tài trợ cấp phát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Để vật nuôi bảo đảm có thể trạng tốt, trước khi cấp cho người dân, ngành chuyên môn đã tiến hành tiêm ngừa đầy đủ vắc xin phòng bệnh. Với phương pháp đó, trâu bò được nuôi một thời gian ở địa phương đã làm quen với khí hậu, thời tiết, thức ăn, nước uống...Đồng thời, cũng từ đây đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước vươn lên, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.