Hiểu đúng về hệ ngoài sư phạm

GD&TĐ - Hộp thư tuyển sinh có nhận được nhiều thư của thí sinh hỏi về việc phân biệt hệ sư phạm và hệ ngoài sư phạm ở một số trường sư phạm hiện nay.

Thí sinh chọn thi vào các ngành sư phạm
Thí sinh chọn thi vào các ngành sư phạm

Nhằm đáp ứng nhu cầu trở thành giáo viên và cũng là đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nhiều năm qua ở một số trường đại học đa ngành và sư phạm có đào tạo thêm hệ sư phạm. 

Nhìn chung ở 2 hệ đào tạo này có 2 điểm khác nhau là theo học hệ sư phạm sinh viên sẽ được miễn học phí (khi đáp ứng được điều kiện của ngành Giáo dục), còn đối với hệ ngoài sư phạm sinh viên sẽ phải nộp học phí. 

Còn về chương trình đào tạo thì sinh viên sư phạm, ngoài học các kiến thức về chuyên môn sẽ được học kỹ về phương pháp lên lớp và giảng dạy, cùng các kỹ năng sư phạm chuyên ngành. Nhưng đối với hệ ngoài sư phạm, sinh viên sẽ chủ yếu đào tạo chuyên sâu về chuyên môn mà thôi. 

Học hệ ngoài sư phạm vẫn hoàn toàn có thể làm giáo viên được với điều kiện người học sẽ phải tham gia một khoá học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Bên cạnh đó cùng tùy vào nhu cầu các địa phương mà người ta có tuyển những người học hệ ngoài sư phạm (đã có chứng chỉ sư phạm) làm giáo viên. 

Một số thí sinh hỏi về việc nếu đăng ký thi vào khoa, ngành đã trúng tuyển muốn chuyển sang ngành học khác có được không?

Thí sinh khi đã đăng ký vào khoa, chuyên ngành nào thì bắt buộc phải theo học khoa, chuyên ngành đó, quy định không cho phép chuyển đổi cho dù điểm trúng tuyển của thí sinh có cao hơn khoa mà thí sinh muốn chuyển. 

Vì trường lấy điểm chuẩn vào từng chuyên ngành nên thí sinh trúng tuyển ở ngành nào chỉ được phép ở ngành đó trong suốt quá trình đào tạo. 

Tuy nhiên, cũng có những trường lấy điểm tuyển sinh theo nhóm ngành, thí sinh đã trúng tuyển vào nhóm ngành thì sẽ được phép đăng ký theo học các ngành học trong nhóm ngành đó (theo quy định riêng của từng trường).  

Một số thí sinh có hỏi về việc năm nay những trường nào có mở Hệ đào tạo ngoài ngân sách, và những yêu cầu để được theo học hệ đào tạo này?

Kể từ mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, Bộ GD&ĐT đã không cho phép các trường đại học đào tạo hệ ngoài ngân sách mà thay vào đó là đào tạo theo địa chỉ và chất lượng cao. 

Đào tạo theo địa chỉ và chất lượng cao là nhằm đáp ứng nhu cầu cân đối và nâng cao chất lực nguồn nhân lực ở các địa phương mà nhân lực một số ngành còn thiếu và hạn chế, theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ. 

Chỉ tiêu đào tạo sẽ phụ thuộc vào đặc thù đào tạo của từng trường cũng như nhu cầu nhân lực của các địa phương mỗi trường sẽ có kế hoạch riêng.  

Viện Đại học Mở Hà Nội có tổ chức thi tuyển không, vùng tuyển sinh của Viện Đại học Mở là những đâu, bao gồm những ngành học nào?

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 này, Viện Đại học Mở Hà Nội tiếp tục không tổ chức thi mà xét tuyển thí sinh đăng ký dự thi vào trường (thi nhờ trường khác). 

Theo đó, kết quả thi đại học của những thí sinh đã thi khối A, A1, B, D1, V, H theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT vào các trường đại học để xét tuyển đại học trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh đăng ký dự thi vào trường. 

Viện Đại học Mở Hà Nội tuyển sinh trên cả nước, đợt I sẽ xét tuyển những thí sinh đăng ký dự thi vào trường, nếu còn chỉ tiêu sẽ tiếp tục xét tuyển các nguyện vọng sau cho đến hết chỉ tiêu được giao.

Các ngành tuyển sinh đại học hệ chính quy của trường là: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh (Du lịch, khách sạn - QTKD DL,KS), Quản trị kinh doanh (Hướng dẫn du lịch - QTKD- HĐL), Luật Kinh tế, Luật Quốc tế, Thiết kế công nghiệp (Thời trang + Nội thất + Đồ họa ) và Kiến trúc.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.