Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Pháp là cơ sở phòng chống tội phạm bỏ trốn

Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Pháp là cơ sở phòng chống tội phạm bỏ trốn

Bộ Ngoại giao vừa có thông báo số 33 về việc điều ước quốc tế có hiệu lực. Theo đó, Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Pháp (Hiệp định) ký tại Hà Nội ngày 6/9/2016 có hiệu lực từ 1/5/2020 gồm 24 điều.

Người nào bị truy nã có thể bị dẫn độ

Điều 1 của Hiệp định nêu rõ, các bên cam kết chuyển giao cho nhau, theo quy định của Hiệp định này, bất cứ người nào đang có mặt trên lãnh thổ của một trong các bên, bị các cơ quan tư pháp của bên kia truy tố vì đã thực hiện một tội phạm hoặc truy nã để thi hành hình phạt tù đối với một hành vi có thể bị dẫn độ.Người nào bị truy nã có thể bị dẫn độ

Điều 2 quy định về các hành vi có thể bị dẫn độ. Cụ thể là các hành vi bị xử phạt tù từ một năm trở lên hoặc nặng hơn theo pháp luật của bên yêu cầu và bên được yêu cầu. Ngoài ra, nếu việc dẫn độ được yêu cầu nhằm thi hành một hình phạt tù được tuyên bởi cơ quan tư pháp có thẩm quyền của bên yêu cầu, thời hạn chấp hành hình phạt còn lại ít nhất phải là sáu tháng.

Nếu yêu cầu dẫn độ liên quan đến nhiều hành vi khác nhau mà mỗi hành vi đều có thể bị xử phạt theo pháp luật của hai bên nhưng một số hành vi không đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này thì bên được yêu cầu cũng có thể đồng ý dẫn độ đối với các hành vi đó.

Về thủ tục, Điều 6 Hiệp định quy định, trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, pháp luật của bên được yêu cầu là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng đối với thủ tục bắt khẩn cấp, dẫn độ và quá cảnh.

Theo Điều 7 của Hiệp định, mỗi bên chỉ định một cơ quan trung ương để thực hiện hiệp định này. Theo đó, đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan trung ương là Bộ Công an; đối với Cộng hòa Pháp, cơ quan trung ương là Bộ Tư pháp.

Có thể yêu cầu bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ

Đáng chú ý là Điều 16 của Hiệp định quy định về bắt khẩn cấp. Cụ thể, trong trường hợp khẩn cấp, các cơ quan có thẩm quyền của bên yêu cầu có thể yêu cầu bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ.

Yêu cầu bắt khẩn cấp phải bằng văn bản, nêu rõ có một trong số các giấy tờ thay thế quy định tại các điểm b và c Điều 8 Hiệp định này và cho biết ý định gửi yêu cầu dẫn độ. 

Theo điểm b và c Điều 8, trong trường hợp yêu cầu dẫn độ nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự, yêu cầu dẫn độ phải kèm theo bản gốc hoặc bản sao xác thực lệnh bắt của cơ quan tư pháp có thẩm quyền của bên yêu cầu.

Trong trường hợp yêu cầu dẫn độ nhằm thi hành hình phạt tù, yêu cầu dẫn độ phải kèm theo bản gốc hoặc bản sao xác thực của bản án kết tội có hiệu lực thi hành và quyết định về mức hình phạt được tuyên và thời hạn chấp hành hình phạt còn lại.

Những năm gần đây, Bộ Công an liên tục phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế đối với một số bị can từng là quan chức, cán bộ nhà nước và một số ông chủ DN bỏ trốn khi bị cơ quan chức năng phát hiện sai phạm. Điển hình như trường hợp của Vũ Đình Duy, nguyên TGĐ PVTEX, ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy, Trịnh Xuân Thanh...

Gần đây nhất là trường hợp của cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố bị can về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí vào ngày 10/7. Đến ngày 13/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã bà Thoa.

Theo vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.