Hậu quả từ việc lo lắng quá mức về học tập

GD&TĐ - Lo lắng quá mức về việc học tập đã trở thành một vấn đề gây ra những căng thẳng cho thanh thiếu niên, khiến họ không màng gì đến tình trạng sức khỏe.

Hậu quả từ việc lo lắng quá mức về học tập
Hậu quả từ việc lo lắng quá mức về học tập

Theo báo cáo của GCSEs (chương trình trung học cơ sở 2 năm), mọi sinh viên ở Anh là đối tượng trong một cuộc nghiên cứu mới đây đều nhận được kết quả cho thấy mức độ đáng lo ngại của sự lo lắng của họ về vấn đề học tập. Sinh viên luôn cảm thấy áp lực, bồn chồn không yên trước gánh nặng học hành. Điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần về lâu dài.

GCSE (General Certificate of Secondary Education) là chương trình trung học cơ sở 2 năm được phát triển bởi đại học Cambridge. Chương trình thiết kế dành cho học sinh lứa tuổi 14-15 và được công nhận trên toàn cầu. Kiến thức của chương trình GCSE được xem tương đương với lớp 10 THPT ở Việt Nam.

Natasha Devon, cựu giáo sư về sức khỏe tâm thần của Bộ Giáo dục Anh đã chứng kiến sự gia tăng số lượng học sinh trung họcgọi đến yêu cầu được giúp đỡ đối phó với vấn đề "lo âu học tập" trong suốt hai năm qua, đó là tình trạng sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng xấu, cũng như cơ thể.

Dưới quyết định thay đổi lớn trong các kỳ thi ở Anh, GCSE đã làm chặt chẽ hơn và chuyển từ các chương trình thi mỗi cuối kỳ học sang các kỳ thi vào cuối hai năm.

Các điểm A* đến G truyền thống đã được thay thế bằng hệ thống điểm 9-1, với 9 điểm là mức điểm cao nhất.

Nói về việc đảm bảo điểm số cao nhất tại GCSE, cô Devon nói với báo The Independent: “Cảm giác như có nhiều áp lực hơn đối với học sinh và họ cần phải cạnh tranh hơn với nhau. Sự lo lắng học tập đã khiến học sinh quên đi tình trạng sức khỏe của bản thân,việc học tập quá sức đều khiến học sinh cảm thấy hoảng loạn và đau khổ.” Nhiều phụ huynh trong năm nay cũng dần trở nên lo lắng về sức khỏe tâm thần của con họ trong bối cảnh GCSE ngày càng khắt khe, khó khăn hơn trong các kỳ thi.

Một phụ huynh nói: "Một vài năm trước, nhà trường đã nói với tôi,‘Những gì phụ huynh cần làm là chuẩn bị cho con có một tâm lý thật tốt để tránh sự căng thẳng trong các kỳ thi". Bây giờ họ lại nói với tôi, "Chúng ta có thể làm gì để thay đổi hệ thống giáo dục này vì nó quá khắt khe, tạo căng thẳng quá sức chịu đựng lên các con mỗi ngày."”

Nhóm chiến dịch do các bậc phụ huynh lãnh đạo mang tên“Rescue Our Schools” (Cứu hộ Các trường) hiện đang kêu gọi một cuộc điều tra khẩn cấp về tác động của chương trình học và thi mới tại GCSE đối với sức khỏe tâm thần của học sinh - và họ đã nhận được hàng trăm chữ ký.

"Chúng tôi không thể để sự việc tiếp tục như thế này bởi mức độ nghiêm trọng của sự lo lắng ở những người trẻ tuổi có thể gây ra hậu quả suốt đời," Madeleine Holt, đồng sáng lập của Rescue Our Schools, cho biết.

Trong một cuộc thăm dò gần đây với các giáo viên và bậc phụ huynh, cho kết quả rằng 77% mọi người đều cảm thấy những học sinh học ở GCSE đều trở nên căng thẳng và lo lắng hơn bình thường.Các điều luật mới của GCSE đưa ra đã làm tổn hại đến sức khỏe tâm thần của học sinh –dần tạo nên sự hoảng sợ, những đêm không ngủ được, khiến chúng tự dằn vặt bản thân, đôi khi dẫn đến trường hợp xấu nhất là tự tử.

Kevin Courtney, tổng thư ký của Liên minh giáo viên quốc gia, cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm đến áp lực và căng thẳng không chỉ của học sinh mà còn của các trường học và nhân viên trong trường, điều này đã trở nên trầm trọng hơn bởi sự thay đổi nhanh chóng này.”

Khi những mùa thi đến là khoảng thời gian của áp lực, chưa bao giờ là dễ dàng đối với tất cả học sinh. Các trường học cần đảm bảo rằng học sinh phải nhận được sự giúp đỡ ngay khi các em cần.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ