Hạt muối và giấc mơ đi học của con trẻ

Hạt muối và giấc mơ đi học của con trẻ

(GD&TĐ) - Tại thôn Tân Hải, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) hàng chục hecta làm muối đang bị bỏ hoang do bị ô nhiễm nặng từ chất thải của các nhà máy chế biến thủy hải sản ở đây. Trong khi đó, nhiều hộ dân đang lao đao vì không thể làm muối, thất nghiệp, không có nguồn thu nhập.

v
Đồng muối của thôn Tân Hải (xã Hải Bình) bị bỏ hoang cho cỏ dại mọc.

Dân sống bằng nghề muối, mọi chi tiêu hàng ngày cũng nhờ muối, con đi học được cũng  nhờ muối… Khi có đất mà không thể sản xuất phải bỏ hoang, người dân ở đây đang vô cùng búc xúc. Nhiều người đã phải đi làm thuê xa để kiếm sống.

Gia đình bà Cao Thị Ninh - ở thôn Đoan Hùng (xã Hải Bình) - cho biết: Ruộng muối gia đình bà ở thôn Tân Hải với hơn 2.200 m2, cả gia đình phụ thuộc vào nghề muối. Trung bình mỗi năm gia đình bà thu hoạch khoảng hơn 2.000 tấn muối, với giá hiện hành là 2 triệu/1 tấn, mọi nguồn thu đều trông chờ vào ruộng muối. Nhưng từ năm 2011 khi các nhà máy chế biến thủy hải sản được xây dựng bên cạnh cánh đồng muối đã gây ô nhiễm đến nguồn nước làm muối.

Nước thải từ các nhà máy chế biến thủy hải sản chảy ra đồng muối rồi ứ đọng lại, không thoát ra được, khiến cho nhân dân không thể sản xuất. Từ đó đến nay, cánh đồng muối của thôn Tân Hải khoảng hơn 20 ha đành phải bỏ hoang cho cỏ dại mọc.

Bà Ninh nói: Gia đình tôi còn phải nuôi 2 con học đại học, không làm muối được không có tiền cấp cho con, chúng tôi phải vay ngân hàng, vay của anh em họ hàng để cho con đi học.

Ông Nguyễn Văn Huyên (chồng bà Ninh) hiện đang làm thuê ngoài Hà Nội. Công việc của ông cũng bấp bênh, khi thì làm bảo vệ, khi thì làm thợ xây. Tiền lương hàng tháng cũng không đủ để chi tiêu cho gia đình ở quê.

Còn gia đình cô Hồ Thị Tuyết (SN 1958) ở thôn Tân Hải (xã Hải Bình) đau lòng khi kể về đứa con út trong gia đình phải từ bỏ giấc mơ học đại học để đi làm thuê phụ giúp bố mẹ. Cô Hồ Thị Tuyết tâm sự: Chồng cô đau ốm liên miên đã nhiều năm nay. Gia đình cô cũng chỉ trông chờ vào nghề muối.

Thế nhưng, cũng như hàng chục hộ dân trong xã Hải Bình, từ năm 2011 gia đình cô không thể làm muối được nên cuộc sống rất vất vả. Hiện cô phải đi làm cá thuê từ sáng đến tối với công là 100.000 đồng/ ngày. Cả nhà trông vào đồng tiền công ít ỏi đó. Năm nay con trai cô tốt nghiệp THPT, vì thương mẹ nên em đành gác lại ước mơ bước vào giảng đường đại học để ra Hải Phòng làm thuê phụ giúp bố mẹ.

v
Cô Hồ Thị Tuyết nức nở khi kể về giấc mơ học đại học của cậu con trai bị bỏ dở.

Gia đình anh Hồ Nguyên Ánh với gần 4.000 m2 đất làm muối bị ô nhiễm hoàn toàn cũng đang rất lo lắng: Tôi có 1 đứa con đang học đại học và 1 đứa học lớp 9. Sắp đến đầu năm học mới, vợ chồng tôi không biết lấy tiền đâu để cho con nộp học.

Cô Hồ Thị Tuyết cho biết thêm: Các hộ dân có đồng muối bị ô nhiễm đã làm đơn phản ánh lên các cơ quan chức năng. Năm 2012, cơ quan chức năng và các đơn vị có liên quan đã hỗ trợ cho dân (mức hỗ trợ là 4.150.000/1.000 m2) nhưng cũng chỉ đủ chi phí một phần cuộc sống. Trong khi đó, nếu làm muối mỗi năm các hộ thu nhập khoảng từ 20 triệu - 40 triệu đồng.

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn chỉ đạo cho các sở ban ngành có liên quan giải quyết. Ngày 21/6, Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Tài chính, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng UBND huyện Tĩnh Gia và UBND xã Hải Bình đã về làm việc với các hộ dân nơi đây.

Tuy nhiên, đến nay những hộ dân nơi đây vẫn đang từng ngày chờ đợi.

Nguyễn Quỳnh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.